Thực hiện xử lý nợ quá hạn, nợ tồn đọng một cách triệt để

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTMCP bảo việt chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 396 (Trang 96 - 97)

Trong những năm qua nợ xấu khách hàng cá nhân của Chi nhánh có xu huớng giảm tuy nhiên vẫn ở mức trên 3%, nguyên nhân là do việc thực hiện xử lý nợ chua đuợc triển khai một cách triệt để. Nợ xấu dẫn đến ngân hàng bị tồn động mất một khoản vốn khá lớn ảnh huởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh. Do đó BAOVIET Bank phải đẩy mạnh công tác thu hồi nợ quá hạn để làm lành mạnh hóa hoạt động và tránh tổn thất về vốn cho ngân hàng. Cụ thể:

Chủ động đàm phán với khách hàng để đua ra giải pháp trọn gói nhu cơ cấu lại nợ, giãn nợ, gia hạn nợ: biện pháp này chỉ áp dụng với những khách hàng gặp rủi ro trong công việc và hoạt động kinh doanh và là khách hàng tốt, có thiện chí trong quan hệ cũng nhu trong trả nợ.

Hiện nay, BAOVIET Bank đã có bộ phận thu hồi nợ, tuy nhiên do số luợng các món nợ xấu vẫn còn cao nên BAOVIET Bank cần tăng cuờng đội ngũ cán bộ thu hồi nợ cả về con nguời lẫn chất luợng hoạt động. Đồng thời phải xây dựng một quy trình cụ thể vừa phù hợp với đối tuợng nợ quá hạn của BAOVIET Bank vừa phù hợp với quy định của pháp luật. Trong đó:

Về nguyên tắc xử lý nợ

> Việc xử lý nợ phải đảm bảo các yếu tố kịp thời, hiệu quả, minh bạch. Khi xuất hiện nợ quá hạn thì chi nhánh phải tăng cuờng đốc thúc khách hàng trả nợ. Nếu khách hàng cố tình chây ì thì chuyển ngay sang Phòng pháp chế để có biện pháp quyết liệt

hơn.

> Trong khi xử lý nợ các cán bộ Phòng pháp chế phải tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy định có liên quan của BAOVIET Bank.

> Việc xử lý nợ phải đuợc sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng xử lý nợ BAOVIET Bank, đồng thời Phòng pháp chế cũng cần tranh thủ sự hỗ trợ của các ban ngành từ Trung uơng đến địa phuơng để xử lý nợ đuợc nhanh chóng kịp thời đảm bảo lợi ích của BAOVIET Bank HSC một cách tối đa.

Ve các biện pháp xử lý nợ

> Đốc nợ: là các biện pháp thu hồi nợ bằng các phuơng pháp phi tố tụng nhu liên tiếp nhắc, giục khách hàng trả nợ thông qua công văn, điện thoại, trao đổi trực tiếp và thoả thuận với khách hàng về kế hoạch, thời gian, phuơng thức trả nợ.

> Xử lý TSBĐ: Là việc bán TSBĐ, nhận chính TSBĐ của bên bảo đảm hoặc nhận các khoản tiền, tài sản khác từ nguời thứ ba theo thoả thuận của các bên hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật để thu nợ.

> Khởi kiện: là biện pháp thu hồi nợ bằng việc áp dụng và tham gia các hoạt động tố tụng tại cơ quan Tòa án hoặc Trọng tài bắt đầu từ giai đoạn khởi kiện cho đến khi hoàn tất các thủ tục tố tụng để thu hồi nợ.

> Các biện pháp khác: bán nợ cho các tổ chức, cá nhân mua nợ...

- Sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro: Theo thông tu số 02/2013/TT-NHNN của Thống đốc NHNN thì thông qua cách phân loại nợ các NHTM phải trích dự phòng rủi ro và đuợc phép sử dụng nó trong truờng hợp các khoản nợ xấu mà ngân hàng đã áp dụng mọi biện pháp mà vẫn chua thu hồi đuợc hoặc các khoản nợ đã phát mại hết tài sản nhung vẫn chua đủ trả nợ.... Việc sử dụng quỹ này chỉ nhằm làm lành mạnh tình hình tài chính của ngân hàng chứ không phải là trả nợ thay cho khách hàng. Sau khi đã trích từ quỹ dự phòng các khoản nợ này đuợc chuyển theo dõi trong phần ngoại bảng và vẫn phải sử dụng mọi biện pháp để thu hồi. Nếu thu hồi đuợc sẽ hạch toán vào thu nhập của ngân hàng. Nhu vậy, biện pháp này truớc mắt nó làm giảm tỷ lệ nợ xấu nhung đồng thời lại làm giảm thu nhập của ngân hàng, tuy nhiên nếu BAOVIET Bank vẫn thực hiện kiên quyết với các khoản nợ này thì khi thu hồi đuợc sẽ làm tăng nguồn thu cho BAOVIET Bank.

3.2.4 Xây dựng hoạt động Marketing nhất quán đồng bộ hướng vào đối tượngkhách hàng Cá nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTMCP bảo việt chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 396 (Trang 96 - 97)