Nhận xét về chất lượng tín dụng kháchhàng cá nhântại BAOVIETBan k-

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTMCP bảo việt chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 396 (Trang 81)

nhánh Hà Nội

2.4.1 Đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại BAOVIET Bank - Chi nhánh Hà Nội

Hiện nay trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam tồn tại rất nhiều NHTM cổ phần và các ngân hàng thương mại nhà nước đang trong tiến trình cổ phần hóa.Song hành với nó là sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong hoạt động tín dụng và các dịch vụ khác vô cùng khốc liệt. Mặc dù vậy BAOVIET Bank- Chi nhánh Hà Nội vẫn cố gắng từng bước phát triển một cách vững chắc và đã khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường tài chính, tiền tệ Việt Nam.

Chất lượng tín dụng của ngân hàng chưa đạt được mức cao nhưng tăng trưởng tín dụng thì đã đạt được những bước tiến nhất định. BAOVIET Bank- Chi nhánh Hà Nội có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, quy mô vốn mở rộng trong thời gian tới cần phải kết hợp hài hoà giữa chỉ tiêu tăng trưởng và an toàn hiệu quả từ đó sẽ phát triển ổn định và bền vững hơn.

Qua đánh giá của các cá nhân đối với hoạt động tín dụng của BAOVIET Bank- Chi nhánh Hà Nội có thể thấy, về cơ bản là các cá nhân hài lòng khi đặt quan hệ tín dụng, tuy nhiên BAOVIET Bank - Chi nhánh Hà Nội cần hoàn thiện hơn nữa về thái độ phục vụ và thời gian giao dịch cấp tín dụng. Và đặc biệt cần nâng cao hơn nữa chính sách ưu đãi về lãi suất và về hạn mức tài sản bảo đảm để ngày một đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của các Doanh nghiệp.

Theo đánh giá của ngân hàng nhà Nước năm 2016, BAOVIET Bank đứng thứ 26 trong bảng xếp hạng các NHTM. Năng lực cạnh tranh được ngân hàng nhà nước xếp vào nhóm C là top các Ngân hàng có năng lực cạnh tranh trung bình, có sức mạnh thị trường hạn chế nhưng đem lại giá trị cho ngân hàng. Ngân hàng có năng lực tài chính chấp nhận được và hoạt động kinh doanh ổn định, hoặc có năng lực tài chính tốt với hoạt động kinh doanh kém ổn định hơn. Tuy nhiên BAOVIET Bank lại được đánh giá giá là một trong những ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn CAR cao khoảng 18% năm 2016 trong khi các ngân hàng như BIDV, VietinBank và Vietcombank chỉ đạt xấp xỉ 11%.

2.4.2 Nhận xét về chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại BAOVIET Bank -Chi nhánh Hà Nội Chi nhánh Hà Nội

2.4.2.1 Ket quả đạt được

BAOVIET Bank - Chi nhánh Hà Nội đã nhận được sự đánh giá tích cực từ phía khách hàng về chất lượng và phong cách phục vụ, từ đó tạo được lòng tin và xây dựng được hình ảnh chuyên nghiệp.

Đa số các CBTD BAOVIET Bank - Chi nhánh Hà Nội luôn làm việc theo đúng nguyên tắc tín dụng đã đề ra giải quyết nhu cầu tín dụng cho khách hàng nhanh hơn, chủ động hơn và đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng

Trong suốt giai đoạn 2014-2016, BAOVIET Bank - Chi nhánh Hà Nội luôn duy trì tốt tốc độ tăng truởng tín dụng khách hàng cá nhân. Biểu hiện là năm 2016 du nợ tín dụng cá nhân đạt 1024 tỷ đồng tăng 96.9% so với năm 2014.

Cơ cấu cho vay trung và dài hạn luôn hợp lý, đảm bảo đúng quy định của NHNN và phù hợp với cơ cấu vốn của BAOVIET Bank - Chi nhánh Hà Nội. Và đặc biệt thị truờng mục tiêu là các cá nhân và hộ gia đình có mức thu nhập tầm trung tại các quận trung tâm thành phố Hà Nội đã đuợc khai thác triệt để và tạo đuợc thị phần đáng kể.

Mặc dù trong năm 2016 là một năm cạnh tranh gay gắt khó khăn đối với hoạt động huy động vốn và tín dụng nhung cả hai chỉ tiêu này của BAOVIET Bank - Chi nhánh Hà Nội vẫn có sự tăng truởng. Đây là một chuyển biến tích cực và đã giúp BAOVIET Bank giữ vững tính thanh khoản và đảm bảo nguồn vốn cho vay.

Tỷ lệ nợ xấu đã giảm đi một cách đáng kể, giảm từ 4.6% xuống còn 3.1%. Đây là một tín hiệu đáng mừng vì khoảng cách chênh lệch so với toàn ngân hàng và trung bình ngành đã đuợc rút ngắn.

2.4.2.2 Hạn chế

Trong thời gian qua BAOVIET Bank - Chi nhánh Hà Nội đã đạt đuợc một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên với sự biến động của nền kinh tế và ngành tài chính ngân hàng BAOVIET Bank - Chi nhánh Hà Nội đã bộc lộ một số hạn chế sau:

Tỷ lệ nợ xấu và nợ có khả năng mất vốn của chi nhánh ở mức cao. Đặc biệt là tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn cao hơn rất nhiều so với các chi nhánh khác và so với mặt bằng chung của các NHTM. Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng và rất cần đuợc mổ xẻ để tìm nguyên nhân và có biện pháp khắc phục sớm.

Trong những năm qua, BAOVIET Bank- Chi nhánh Hà Nội đã đầu tu rất lớn về con nguời, công nghệ nhằm mục đích gia tăng số luợng, chất luợng và du nợ đối với các cá nhân trên cả nuớc. Tuy nhiên sự tăng truởng đó vẫn chua tuơng xứng với tiềm năng và sự đầu tu.

Lợi nhuận trong giai đoạn trên biến động theo chiều huớng không tốt, năm 2016 giảm 63.83%. Tỷ lệ sinh lời trên một đồng vốn còn rất thấp so với mảng khách hàng doanh nghiệp và toàn ngân hàng.

Đánh giá xếp hạng khách hàng còn dựa trên ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng, có nhiều tiêu chí không cần thiết nhu: cơ cấu gia đình, tình hình cung cấp thông tin của

khách hàng,.. các tiêu chí chính cần thiết thì chưa được chi tiết như: tiêu chí về tài sản đảm bảo, tiêu chí về nguồn trả nợ của khách hàng.

2.4.2.3 Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, các cán bộ quản lý chưa được tuyển chọn kỹ và đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao chưa nhiều bên cạnh đó một CBTD phải đảm nhiệm quá nhiều công việc.

Là chi nhánh của một một ngân hàng nhỏ, chế độ lương thưởng đãi ngộ chưa thực sự tốt nên đội ngũ quản lý và cán bộ tín dụng có trình độ cao ứng tuyển chưa nhiều nhưng do khâu đào tạo tân tuyển và đào tạo tại chỗ cũng như tham gia các khóa đào tạo nâng cao khác là rất bài bản nên đội ngũ này ngày càng hoàn thiện và có nghiệp vụ vững vàng, trung thực, nhiệt tình với công việc. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có một bộ phận cán bộ tín dụng chưa nhiệt tình, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc. Chính những CBTD này đã và đang trực tiếp làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Công tác quản lý hoạt động tín dụng đối với cá nhân còn nhiều bất cập. Hiện nay mỗi cán bộ tín dụng còn phải đảm nhiệm rất nhiều đầu việc từ tiếp thị, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, trình duyệt món vay, giải ngân, theo dõi trả nợ, đôn đốc và kiểm tra sau cho vay. Đây là một khối lượng công việc rất lớn đòi hỏi cán bộ tín dụng phải sử dụng thời gian biểu cực kỳ hợp lý mới có thể đáp ứng được công việc. Đặc biệt, khi cán bộ tín dụng tham gia vào hầu hết quá trình cấp tín dụng thì rủi ro cho món vay là rất lớn nếu đó là một cán bộ tín dụng không trung thực. Và từ đó cũng dẫn đến chất lượng tín dụng đối với cá nhân không được bảo đảm.

Thứ hai, Quy định về tài sản bảo đảm quá chặt chẽ ảnh hưởng hoạt động tín dụng ở chi nhánh

Hiện nay trong quy trình tín dụng thì khâu định giá TSBD và ký kết hợp đồng bảo đảm tiền

vay là do bộ phận định giá TSBĐ của hội sở đảm nhiệm. Cộng với chính sách “bảo thủ”

trong việc cấp tín dụng nên có thể nói quy định về TSBĐ tại BAOVIET Bank là quá chặt

chẽ. Nắm bắt được vấn đề này nên thời gian gần đây BAOVIET Bank đã thực hiện

tăng hệ

số an toàn và tỷ lệ cho vay trên TSBĐ. Và linh hoạt hơn trong việc cho phép chi nhánh định

giá các tài sản có giá trị nằm trong thẩm quyền cho phép.

Thứ ba, hoạt động marketing của BAOVIETBank chưa triển khai ở chi nhánh

Hoạt động marketing chưa đồng bộ và nhất quán từ hội sở đến chi nhánh và các phòng giao dịch. Các thông tin quảng cáo về những sản phẩm và dịch vụ đối với cá

cá nhân chưa đến được với các đối tượng này. Chính vì vậy, hiện nay các cán bộ tín dụng phải tự tìm cách tiếp cận các cá nhân để bán sản phẩm, do đó cán bộ tín dụng sẽ khó tìm kiếm được những khách hàng tốt và đây cũng là yếu tố dẫn đến rủi ro về chất lượng tín dụng. Trong những năm qua, BAOVIET Bank HSC đã chú trọng nhiều hơn tới công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và thương hiệu của BAOVIET Bank thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. BAOVIET Bank đã xây dựng rất bài bản Logo và slogan, và đã tạo được những điểm nhấn nhất định. Nhưng đó là trên tầm vĩ mô, còn thực tế, mỗi khi tung hoặc tái tung sản phẩm nhất là những sản phẩm cho đối tượng là các cá nhân, BAOVIET Bank đã không triển khai được ở dưới cấp độ các chi nhánh. Mà chỉ gửi các thông tin về sản phẩm và các CBTD tự chủ động tìm cách tiếp thị các cá nhân. Do đó kết quả mở rộng thị trường đối với các khách hàng cá nhân chưa được như mong muốn.

Thứ tư, quy trình tín dụng chưa theo kịp sự phát triển của BAOVIET Bank Chi nhánh Hà Nội

Hiện nay tất cả các quy trình và quy chế của BAOVIET Bank đã tương đối đầy đủ.Tuy nhiên những văn bản này sau một thời gian áp dụng đã nảy sinh nhiều lỗi và không còn phù hợp với mô hình cũng như sự phát triển của các chi nhánh gây nên sự tranh luận trong thời gian qua. Chính vì vậy, những văn bản do BAOVIET Bank HSC ban hành cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tín dụng đối với khách hàng nói chung và khách hàng là các cá nhân nói riêng ở Chi nhánh Hà Nội.

Thứ năm, Công tác xử lý nợ chưa được triển khai một cách triệt để

Công tác thu hồi và xử lý nợ xấu còn thực hiên một cách qua loa, tại Chi nhánh chưa thành lập Ban pháp chế thu hồi nợ. Khi phát sinh khoản nợ xấu CBTD và cấp quản lý phải trực tiếp liên lạc làm việc với khách hàng nên công tác còn thiếu chuyên nghiệp bài bản dẫn đến khách hàng không hợp tác và khoản nợ xấu tiếp tục tồn đọng.

Nguyên nhân khách quan

> về phía cá nhân

Thứ nhất, khách hàng chưa trung thực trong việc cung cấp thông tin và hồ sơ.

Khách hàng vì muốn đạt được mục đích vay vốn của mình nên đã gian dối trong quá trình cung cấp hồ sơ và thông tin cho cán bộ tín dụng từ đó tạo nên các vấn đề xấu gây ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Thứ hai, đa phần cáckhách hàng cá nhân đều có tài sản bảo đảm có giá trị không lớn và tính thanh khoản chưa cao.

Hiện nay các TSBĐ của các cá nhân chủ yếu là ô tô và bất động sản, những tài sản này giá trị nhỏ và tính thanh khoản không cao do đó việc đảm bảo an toàn cho các khoản

vay mang nhiều rủi ro hơn.

> về phía Nhà nước

Thứ nhất, chưa hoàn thiện môi trường pháp luật.

Nước ta đã và đang ngày càng hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới. Chính vì vậy, một mặt chúng ta phải ban hành mới các luật và văn bản dưới luật nhằm quản lý và điều hành nền kinh tế, mặt khác chúng ta cũng phải sửa đổi các luật đã ban hành để phù hợp với thông lệ và quy tắc ứng sử trong quan hệ kinh tế quốc tế. Do đó hệ thống văn bản pháp luật và dưới luật của chúng ta vẫn còn nhiều bất cập, còn nhiều điểm chồng chéo, thiếu rõ ràng hoặc nhiều luật đã được công bố nhưng các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn chưa ra đời. Điều này khiến cho BAOVIET Bank cũng như các ngân hàng khó khăn trong việc áp dụng và điều hành.

Thứ hai, các cơ quan nhà nước quản lý và điều hành nền kinh tế chưa linh hoạt

Mặc dù nước ta đang trong giai đoạn cải cách hành chính một cách quyết liệt nhưng đại bộ phận các cơ quan công quyền chưa thật sự vào cuộc.Các cơ quan này xử lý công việc

còn mang tính chất xin cho.Trên thực tế đã có rất nhiều cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp

và các cơ quan quản lý nhà nước nhưng sự thay đổi trong quản lý và điều hành vẫn còn chậm. Điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động của BAOVIET Bank nói riêng và của các

thành phần kinh tế nói chung.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thông qua các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng và qua việc phân tích thực trạng chất lượng tín dụng đối với các cá nhân tại BAOVIET Bank- Chi nhánh Hà Nội, với các con số cụ thể và phương pháp vừa phân tích vừa so sánh luận văn đã cho thấy chất lượng tín dụng tại BAOVIET Bank - Chi nhánh Hà Nội đang ở mức chưa cao cần được quan tâm và chú trọng hơn đồng thời cũng chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân. Đây là những căn cứ quan trọng để đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại BAOVIET Bank - Chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DUNGKHACSHHÀNGCÁ

NHÂN NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT - CHI NHÁNH HÀ NỘI 3.1 Định hướng Chiến lược của ngân hàng TMCP Bảo Việt thời gian tới 3.1.1 Bối cảnh ngành ngân hàng trong thời gian tới

Trải qua hơn 20 năm đổi mới và phát triển, khu vực ngân hàng Việt Nam mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song trong giai đoạn phát triển tới, cần phải tập trung phấn đấu nâng cao năng lực tài chính và năng lực hoạt động bắt kịp tốc độ phát triển của ngân hàng một số nước phát triển trong khu vực. Việt Nam đến năm 2020 phải đảm bảo phát triển một hệ thống ngân hàng vững mạnh, cạnh tranh và năng động, hỗ trợ và đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế. Đồng thời, phải hướng tới một nền tảng công nghệ ngân hàng sẵn sàng đối mặt với những thách thức của tự do hóa và toàn cầu hóa.

Hệ thống ngân hàng ổn định, vững mạnh và an toàn, đó là hệ thống có thể chịu được những cú sốc đột ngột bất lợi về kinh tế và tài chính xảy ra từ bên trong và bên ngoài hệ thống mà không gây ảnh hưởng đáng kể các chức năng trung gian và chức năng của nền kinh tế. Có một hệ thống ổn định, thì phải có các định chế tài chính hoạt động vững mạnh, hiệu quả và có hiệu lực, có các qui định quản lý thận trọng, có hệ thống thanh tra giám sát mạnh mẽ và cơ sở hạ tầng tài chính đáng tin cậy.

Định chế tài chính vững mạnh, đó phải là một định chế tài chính có năng lực quản lý rủi ro, kỹ năng tín dụng cũng như quản trị doanh nghiệp vững mạnh. Quản trị doanh nghiệp sẽ được tăng cường thông qua việc cải thiện trong chất lượng và tính chịu trách nhiệm trong quản lý của ban giám đốc điều hành.

Tầm nhìn của khu vực ngân hàng

Khu vực ngân hàng sẽ phát triển ổn định, lành mạnh và đa dạng, phát triển theo chiều sâu, nâng cao vị thế, vai trò và tầm ảnh hưởng của khu vực ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân, trong hệ thống tài chính của khu vực và thế giới nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của nền kinh tế, của xã hội về các sản phẩm và dịch vụ tài chính.

Mục tiêu

Từ nay đến 2020, hệ thống ngân hàng Việt Nam tiếp tục tạo ra những bước đột phá mới, xây dựng một hệ thống ngân hàng phát triển ổn định bền vững với qui mô ở mức trung bình thế giới và khu vực, đảm bảo sự ổn định thị trường tài chính.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTMCP bảo việt chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 396 (Trang 81)

w