Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Trong những năm qua, đặc biệt là từ khi chúng ta hội nhập ngày càng sâu rộng với
khu vực và thế giới, hệ thống pháp luật đã từng bước được hoàn thiện và phù hợp với thông lệ quốc tế. Và sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật đã có những đóng góp quan trọng trong việc tạo môi trường pháp lý lành mạnh cho tất cả các thành phần kinh tế hoạt
động, từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển và thu được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các luật cũng như các văn bản dưới luật cũng bắt đầu bộc lộ một số
hạn chế, bất cập làm ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung và các NHTM, các Doanh nghiệp nói riêng. Do đó cần được sửa đổi, hoàn thiện để phù hợp
với yêu cầu, thực tiễn trong thời kỳ mới, cụ thể:
quốc tế như các quy định về an toàn vốn, dịch vụ ngân hàng được phép cung cấp... Do vậy, việc ban hành Luật Các TCTD mới với mục tiêu thể chế hóa các tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế vào trong Luật, phù hợp với điều kiện Việt Nam là rất cần thiết để tạo cơ sở pháp lý xây dựng hệ thống TCTD hiện đại, có đủ năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập, cũng như cho việc giám sát an toàn trong hoạt động của các TCTD.
- Trong Luật các TCTD sửa đổi, cần trao quyền cho tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận mức lãi suất trong các hoạt động ngân hàng, không phụ thuộc vào quy định của Bộ luật dân sự vì bản chất hoạt động kinh doanh ngân hàng của tổ chức tín dụng khác về bản chất với hoạt động cho vay trong quan hệ dân sự thông thường. Vì thực tiễn hiện nay cho thấy việc quy định trần lãi suất như quy định tại Điều 476 Luật Dân sự (2005) có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các TCTD (chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay không đủ bù đắp chi phí hoạt động). Theo Luật Dân Sự (2015) quy định tại điều 468 mức trần lãi suất đã được thay đổi tuy nhiên nó vẫn chưa thực sự phù hợp với các hoạt động kinh doanh của TCTD.Và việc trao quyền cho TCTD và khách hàng thỏa thuận mức lãi suất trong các hoạt động ngân hàng sẽ không dẫn đến việc khó kiểm soát lãi suất do hiện nay nước ta có số lượng tổ chức tín dụng khá nhiều (gồm các NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, NH 100% vốn nước ngoài, NH liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính), do v ậy, mức độ cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng là rất lớn, đủ để kiểm soát hoạt động cho vay nặng lãi trong hoạt động ngân hàng.
- Hoàn thiện và tin học hoá việc đăng ký giao dịch bảo đảm, đặc biệt là đăng ký giao dịch bảo đảm là nhà đất và tài sản gắn liền với đất: hiện nay, theo quy định thì đăng ký giao dịch bảo đảm là nhà đất được tiếp nhận và xử lý trong ngày nhưng riêng Hà Nội thì được giải quyết trong 05 ngày làm việc liên tục. Do vậy, dẫn đến sự chậm trễ trong giải ngân cho khách hàng. Và khi đăng ký giao dịch, chủ sở hữu phải mang giấy tờ đến cơ quan đăng ký (Văn phòng đăng ký của Sở hoặc Phòng tài nguyên), điều này làm mất thời gian của khách hàng và của ngân hàng. Vì vậy, sự tin học hoá trong công tác đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ thuận lợi hơn cho ngân hàng và doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng.
- Hoàn thiện văn bản pháp luật liên quan đến việc xử lý và phát mại tài sản: theo thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN quy định TCTD không được trực tiếp bán hay được trực tiếp nhận quyền sử dụng đất để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trừ khi có được sự thoả thuận của khách hàng và ngân hàng. Và nếu không đạt được sự thỏa thuận của các bên thì TCTD phải đưa ra bán đấu giá hay khởi kiện ra Tòa. Trường hợp bán đấu giá nếu bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm không thỏa thuận được giá bán TSBĐ thì ngay cả trong trường hợp bên bảo đảm bất hợp tác, phía ngân hàng cũng có thể chỉ định tổ chức thẩm định giá để xác
định giá bán tài sản. Tuy nhiên, với một số loại tài sản đặc biệt như quyền sử dụng đất, đặc biệt là đất thuê của Nhà nước thì rất khó xác định bởi chưa có căn cứ xác định “giá thị trường” đối với loại đất này khi có hai cơ chế để tính giá đối với quyền sử dụng đất. Thứ nhất là theo “khung giá” do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành khi giao đất có thu tiền hay cho thuê đất đối với các chủ thể là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có nhu cầu sử dụng đất. Thứ hai là xác định theo thỏa thuận của các chủ thể có quyền sử dụng đất khi chuyển nhượng, cho thuê đối với các chủ thể khác. Điều này gây bất lợi cho ngân hàng. Trong khi đó, Nghị định 178 lại cho phép TCTD có quyền xử lý tài sản bảo đảm nói chung và tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất nói riêng nếu không đạt được sự thỏa thuận giữa các bên. Việc này gây cản trở cho các TCTD khi xử lý tài sản thế chấp. Vì khi khách hàng không có thiện chí thì các TCTD phải khởi kiện ra toà, sau đó chuyển hồ sơ tài sản sang Trung tâm bán đấu giá chuyên trách thuộc Sở tư pháp để xử lý, mà những khâu này rất chậm dẫn đến việc thu hồi nợ từ bán tài sản bảo đảm mất rất nhiều thời gian cho ngân hàng.
Hai là, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế.
Từ khi đất nước ta đổi mới, nhất là khi có luật doanh nghiệp ra đời, nền kinh tế nước ta đã phát triển rất đa dạng với nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Và mỗi thành phần kinh tế đã đóng góp không nhỏ vào sự thành công trong công cuộc đổi mới của đất nước. Tuy nhiên, do đặc thù của nền kinh tế nước ta là thành phần kinh tế nhà nước chiếm vai trò chủ đạo nên không tránh khỏi sự ưu ái của nhà nước trong việc đầu tư và phát triển thành phần kinh tế này. Các thành phần kinh tế khác mặc dù tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội, đóng góp tới 40% GDP nhưng vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm của Nhà nước. Chính vì vậy, nhà nước cần có chính sách hợp lý và đồng bộ để tạo sân chơi bình đẳng cho hoạt động sản xuất của tất cả các thành phần kinh tế nói chung và của các ngân hàng nói riêng.