Tăng cường kiểm tra, thanh tra kiểm toán trong quản lý ngân sách

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi ngân sách sử dụng tại báo quân đội nhân dân – tổng cục chính trị quân đội nhân dân việt nam (Trang 119 - 124)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách sử dụng tại Báo Quân đội nhân

4.3.7. Tăng cường kiểm tra, thanh tra kiểm toán trong quản lý ngân sách

Kiện toàn hệ thống kiểm tra, thanh tra tài chính và kiểm toán nội bộ quân đội. Lựa chọn những cán bộ công tâm, có năng lực chuyên môn, có trình độ nghiệp vụ kế toán, tài chính giỏi, được đào tạo, bồi dưỡng về luật pháp vào tham gia các tổ chức kiểm tra, thanh tra ngân sách sử dụng. Báo QĐND phải chú trọng công tác tự kiểm tra kế toán - tài chính theo quy định của Điều lệ công tác tài chính Quân đội nhân dân Việt Nam, các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và hướng dẫn của Cục Tài chính Bộ Quốc phòng về việc tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các đơn vị dự toán trong quân đội và các đơn vị trực thuộc phải xác định kế hoạch tự kiểm tra công tác kế toán, tài chính hàng năm trình Thủ trưởng Báo QĐND duyệt và thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ trong công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán. Thông qua thực hiện kế hoạch công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán để chấn chỉnh kịp thời những vi phạm, sai sót trong quá trình thực hiện quản lý và điều hành ngân sách sử dụng ở các đơn vị trực thuộc Báo QĐND;

Thanh tra, kiểm tra là một nội dung quan trọng không thể thiếu, đồng thời là một công cụ rất hiệu quả trong quản lý ngân sách, Luật ngân sách Nhà nước quy định: Trong phạm vi quyền hạn nhiệm vụ của mình, cơ quan quản lý Nhà nước và các đơn vị dự toán ngân sách có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện chế độ thu, chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản của Nhà nước. Thanh tra tài chính có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành tuân thủ pháp luật thu, chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản của Nhà nước của tổ chức, cá nhân.

Kiểm toán chi ngân sách nói chung, chi NSSD nói riêng nhằm xác định tính đúng đắn hợp pháp của số liệu báo cáo quyết toán NSSD, quyết toán ngân sách theo luật kiểm toán Nhà nước.

Do vậy, để nâng cao chất lượng quản lý NSSD cần thiết phải làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán chi ngân sách. Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này các cơ quan, đơn vị cần chú trọng một số nội dung sau:

- Kiện toàn hệ thống kiểm tra, thanh tra tài chính và kiểm toán nội bộ, lựa chọn những cán bộ công tâm, có năng lực phát hiện vấn đề, có trình độ nghiệp vụ kế toán, tài chính giỏi, được đào tạo bồi dưỡng về pháp luật bố trí vào các tổ chức kiểm tra, thanh tra ngân sách nói chung, NSSD nói riêng.

- Thực hiện tốt công tác tự kiểm tra tài chính - kế toán theo Điều lệ công tác tài chính Quân đội nhân dân Việt Nam, Quyết định của Bộ Tài chính và hướng dẫn của Cục Tài chính - BQP về việc tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các đơn vị dự toán trong Quân đội. Ban tài chính phải xác định kế hoạch tự kiểm tra công tác tài chính, kế toán hàng năm trình Tổng Biên tập phê duyệt và thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Thông qua thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán để chấn chỉnh kịp thời những sai phạm thiếu sót trong quá trình bảo đảm, quản lý NSSD.

- Nâng cao vai trò kiểm soát, kiểm tra chi NS trên tất cả các khâu từ khâu lập dự toán, cấp phát, chi tiêu sử dụng đến thanh quyết toán, chú trọng kiểm soát chứng từ chi tiêu thanh quyết toán, kiểm soát điều kiện chi ngân sách thực hiện tốt việc hạch toán hiện vật sau quyết toán.

- Nâng cao chất lượng hệ thống cung cấp thông tin, xử lý thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình tiếp nhận, cấp phát, chi tiêu, thanh quyết toán NS, nâng cao chất lượng các báo cáo tài chính, số liệu trên các báo cáo tài chính quý, năm về NS phải được tổng hợp từ sổ kế toán, được đối chiếu với sổ đăng ký cấp phát, theo dõi tình hình thanh quyết toán. Nội dung và số liệu giữa các báo cáo có mối liên quan với nhau phải khớp đúng. Phải tổng hợp được tính hình quản lý NS trong toàn đơn vị.

Thông qua hệ thống thông tin, báo cáo, Thủ trưởng đơn vị, cơ quan tài chính các cấp nghiên cứu, phân tích, từ đó nắm chắc được tình hình chi tiêu, sử dụng và thanh quyết toán NSSD của đơn vị, cũng như đơn vị cấp dưới, từ đó có những quyết định đúng đắn, chỉ đạo, xử lý kịp thời.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý NSSD; mục tiêu, phương hướng tăng cường quản lý NSSD ở Báo QĐND, luận văn đã đề xuất 7 giải pháp trong đó đề cập tới những biện pháp cụ thể nhằm tăng cường quản lý NSSD ở Báo QĐND trong thời gian tới, gồm:

- Nhóm giải pháp chung.

- Đổi mới công tác lập, phân bổ, giao dự toán ngân sách sử dụng. - Chấp hành nghiêm dự toán ngân sách sử dụng.

- Hoàn thiện cấp phát và thanh, quyết toán ngân sách sử dụng.

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá và xử lý vi phạm trong quản lý ngân sách sử dụng.

- Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách sử dụng.

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra kiểm toán trong quản lý ngân sách Các giải pháp trên là một hệ thống có quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau, trong quá trình tổ chức thực hiện phải tiến hành đồng bộ các giải pháp mới mang lại hiệu quả cao trong việc quản lý NSSD ở Báo QĐND trong giai đoạn mới.

KẾT LUẬN

Luận văn với đề tài “Quản lý NSSD tại Báo QĐND – Tổng cục Chính trị” đã hoàn thành mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề ra. Cụ thể là:

1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý NSSD tại các đơn vị dự toán Quân đội: các vấn đề chung như khái niệm đơn vị dự toán quân đội, NSNN, NSQP, NSSD; chu trình quản lý NSSD gồm các khâu lập, chấp hành và quyết toán NS; các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý NSSD.

2. Đánh giá thực trạng quản lý NSSD tại Báo QĐND trong giai đoạn 2016-2018, Báo QĐND đã có nhiều cố gắng, đạt kết quả khá tốt trong quản lý NSSD; đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ. Song một số bất cập nổi lên là: Chất lượng lập dự toán NSSD còn nhiều hạn chế, chấp hành NS ở một số phòng, ban, đại diện còn hiện tượng chi không đúng nội dung, vượt chỉ tiêu NS được giao, kiểm soát chi có trường hợp chưa chặt chẽ, chứng từ chi tiêu có nội dung chưa đảm bảo tính pháp lý; trình độ quản lý kinh phí chi thường xuyên đội ngũ cán bộ nhân viên tài chính còn hạn chế; chưa phát huy đầy đủ vai trò của hệ thống tổ chức, quản lý NS ở đơn vị; việc sử dụng các phương pháp, công cụ quản lý NS chưa hiệu quả…

3. Đề xuất 7 giải pháp tăng cường quản lý NSSD tại Báo QĐND. Các giải pháp là toàn diện trên các mặt quản lý NSSD và có tính khả thi. Thực hiện tốt các biện pháp này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý NSSD ở Báo QĐND trong thời gian tới.

Do điều kiện công tác và khả năng tiếp cận còn hạn chế, luận văn khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các đồng chí và các bạn để tiếp tục hoàn thiện luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo Quân đội nhân dân, 2017 - 2019. Dự toán ngân sách và báo cáo quyết toán ngân sách năm, Hà Nội.

2. Bộ Quốc phòng, 2004. Chỉ thị số 64/2004/CT-BQP ngày 13/9/2004 về đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng quản lý tài chính tốt, Hà Nội.

3. Bộ Quốc phòng, 2004. Chỉ thị số 66/2004/CT-BQP ngày 13/5/2004 về thời gian lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước theo thông tư liên tịch số 23/2004/TTLT/BTC-BQP ngày 26/3/2004, Hà Nội.

4. Bộ Quốc phòng, 2004. Chỉ thị số 64/2004/CT-BQP ngày 13/9/2004 về việc đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng đơn vị quản lý tài chính tốt, Hà Nội.

5. Bộ Quốc phòng, 2018. Quyết định số 3500/QĐ-BQ, ngày 26 tháng 8 năm 2018, phê duyệt Đề án Đổi mới cơ chế quản lý TC quân đội theo Luật NS nhà nước năm 2015, giai đoạn 2018 - 2025 và những năm tiếp theo, Hà Nội.

6. Bộ Quốc phòng, 2005. Thông tư số 156/2005/TT-BQP hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với đơn vị dự toán ngân sách trong Quân đội, Hà Nội. 7. Bộ Tài chính - Bộ Quốc phòng, 2004. Thông tư liên tịch số

23/2004/TTLT/BTC/BQP ngày 26/3/2004 hướng dẫn lập, chấp hành, quyết toán ngân sách nhà nước và quản lý tài sản nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, Hà Nội.

8. Bộ Tài chính, 2006. Thông tư số 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính, Hà Nội.

9. Chính phủ, 2016. Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016, Hà Nội. 10. Chính phủ, 2016. Nghị định số 165/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016, Hà Nội.

11. Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng, 2015. Chế độ Kế toán đơn vị dự toán số 709/QĐ-CTC, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

12. Cục Tài chính - Bộ Quốc phòng, 2007. Công tác tài chính đối với người chỉ huy. Hà Nội: Nxb Quân đội nhân dân.

13. Cục Tài chính – Bộ Quốc phòng, 2007. Nghị quyết số 39/NQ-ĐUTQSTW ngày 31/1/2007 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác tài chính Quân đội, Hà Nội.

14. Cục Tài chính – Bộ Quốc phòng, 2004. hướng dẫn số 898/TC4 về hướng dẫn lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước đối với các ngành, đơn vị trong Quân đội, Hà Nội.

15. Học viện Hậu cần, 2010. giáo trình Tài chính dự toán quân đội. Hà Nội: Nxb Quân đội nhân dân.

16. Học viện Tài chính, 2009. giáo trình Quản lý tài chính công, Hà Nội: Nxb Tài chính.

17. Quân ủy Trung ương, 2018. Nghị quyết số 915 - NQ/QUTW, ngày 25 tháng 8 năm 2018, Đổi mới cơ chế quản lý TC quân đội giai đoạn 2018 - 2025 và những năm tiếp theo, Hà Nội.

18. Quân ủy Trung ương, 2014. Quy chế 707/QC-QUTW, ngày 16/10/2014, Quy chế lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác tài chính trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Hà Nội.

19. Quốc hội, 2015. Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015, Hà Nội.

20. Trung tâm Từ điển bách khoa quân sự quốc phòng, 2004. Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam. Hà Nội: Nxb Quân đội nhân dân.

21. Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng (2015), Chế độ Kế toán đơn vị dự toán số 5555/CTC-CĐQLHL ngày 25/09/2018, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi ngân sách sử dụng tại báo quân đội nhân dân – tổng cục chính trị quân đội nhân dân việt nam (Trang 119 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w