Mục tiêu, phương hướng tăng cường quản lý ngân sách sử dụng tại Báo

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi ngân sách sử dụng tại báo quân đội nhân dân – tổng cục chính trị quân đội nhân dân việt nam (Trang 98 - 100)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Mục tiêu, phương hướng tăng cường quản lý ngân sách sử dụng tại Báo

Quân đội nhân dân

4.2.1. Mục tiêu

Quản lý NSSD là những nội dung cơ bản quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả hoạt động tài chính ở đơn vị.

Tăng cường quản lý NSSD ở Báo QĐND nhằm phát huy hơn nữa vai trò, tác dụng của NS trong hoạt động tài chính, bảo đảm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao của đơn vị.

Thực hiện có hiệu quả các chủ trương, biện pháp lãnh đạo nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tài chính ở đơn vị.

Thực hiện có hiệu quả các chủ trương, biện pháp lãnh đạo tăng cường quản lý ngân sách sử dụng, công tác tài chính đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính

trị được giao và xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Tăng cường quản lý ngân sách sử dụng ở Báo QĐND cũng nhằm khắc phục mặt hạn chế mà công tác quản lý ngân sách ở đơn vị đang gặp phải, xóa bỏ nhận thức không đúng về công tác lập DTNS đồng thời thể hiện việc chấp hành đúng Luật NSNN, Điều lệ công tác Tài chính quân đội và các quy phạm pháp luật khác có liên quan về quản lý ngân sách.

Mục tiêu được xác định rõ trong Nghị quyết số 915 - NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về đổi mới cơ chế quản lý tài chính quân đội giai đoạn 2018 - 2025 và những năm tiếp theo là:

Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính mới trong Quân đội theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tài chính - NS và phù hợp với đặc thù quốc phòng, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ cả thường xuyên và đột xuất; trọng tâm là: Đổi mới trong công tác lập, phân bổ dự toán, cấp phát và thanh, quyết toán đối với NSNN chi thường xuyên cho quốc phòng và nhiệm vụ Nhà nước giao ngoài lĩnh vực quốc phòng.

4.2.2. Phương hướng tăng cường quản lý ngân sách sử dụng tại Báo Quân độinhân dân nhân dân

Quân ủy Trung ương xác định quan điểm về đổi mới cơ chế quản lý tài chính quân đội giai đoạn 2018 - 2025 và những năm tiếp theo là:

Đổi mới cơ chế quản lý tài chính quân đội đồng bộ, đúng trọng tâm, trọng điểm; phù hợp với pháp luật của Nhà nước về tài chính - NS và đặc thù quốc phòng; đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.

Thực hiện đổi mới cơ chế quản lý tài chính là trách nhiệm của cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; phát huy vai trò, trách nhiệm, chủ động, sáng tạo của cơ quan tài chính và ngành nghiệp vụ các cấp trong tham mưu về công tác quản lý tài chính.

Trong lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới phải kiên quyết, triệt để, bảo đảm tính nguyên tắc; có giải pháp đồng bộ, lộ trình và bước đi phù hợp; chống tư tưởng cầm chừng, bảo thủ, ngại đổi mới.

- Tăng cường công tác lập dự toán NS, cần tập trung vào các nội dung cơ bản sau:

+ Xây dựng chỉ tiêu dự toán sát với yêu cầu bằng các phương pháp phù hợp. + Bố trí cơ cấu, thứ tự ưu tiên kinh phí cho các nhiệm vụ, công tác hợp lý. - Tăng cường quản lý việc chi tiêu, mua sắm, sử dụng ngân sách: + Cần tập trung vào nội dung quản lý các khâu cấp phát, thanh toán kinh phí đúng quy trình, thủ tục, hóa đơn chứng từ.

+ Thường xuyên kiểm soát trước, trong và sau khi chi tiêu. - Nâng cao chất lượng công tác kế toán và quyết toán kinh phí:

+ Thực hiện đúng việc ghi sổ và hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính, báo cáo kế toán về nhận, cấp phát, thanh quyết toán kinh phí.

+ Quyết toán kinh phí chặt chẽ, kịp thời, đúng mẫu biểu

- Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ, kiểm tra, thanh tra tài chính.

+ Tập trung vào việc kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kiểm tra, thanh tra tài chính tại đơn vị.

+ Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, phương pháp kiểm tra, thanh tra tài chính, bảo đảm hoạt động nề nếp hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi ngân sách sử dụng tại báo quân đội nhân dân – tổng cục chính trị quân đội nhân dân việt nam (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w