Những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi ngân sách sử dụng tại báo quân đội nhân dân – tổng cục chính trị quân đội nhân dân việt nam (Trang 91 - 93)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá quản lý thu chi ngân sách sử dụng tại Báo Quân đội nhân dân

3.3.2. Những hạn chế, bất cập

Bên cạnh những kết quả đạt được đã nêu trên, trong công tác quản lý NSSD ở Báo QĐND vẫn còn có những hạn chế, bất cập sau:

* Một là, trong công tác lập dự toán NSSD:

Công tác lập dự toán cho thấy đơn vị đã bám sát nhiệm vụ, nhu cầu và khả năng bảo đảm của cơ quan cấp trên tuy nhiên việc điều chỉnh NS khi có thay đổi các chính sách chưa sát với thực tế, chưa bám nắm tốt quân số thực tế, chưa lập dự toán bổ sung kịp thời để sát với thực tế thực hiện. Công tác nắm bắt tình hình, dự báo những chính sách thay đổi, nảy sinh chưa được coi trọng đúng mức, năng lực dự báo của cán bộ làm công tác tài chính còn hạn chế.

Công tác lập dự toán chi quý còn có hạn chế; đơn vị mới chỉ dừng ở mức độ là chia đều nhu cầu cho các tháng, quý trong năm chưa cân đối tính toán kỹ đến đặc điểm thực hiện nhiệm vụ mang tính thời vụ và khả năng đảm bảo NS để xác định số

chi trong quý cho phù hợp. Việc thực hiện chi kinh phí thường xuyên theo quý đã được lập nhưng thực hiện chi vẫn chưa sát với thực tế, một số khoản chi thường dồn về cuối năm NS. Có một số chế độ chính sách của khoản chi thường xuyên khác còn dồn chi vào cuối năm NS.

Chất lượng lập dự toán NS năm ở một số phòng, ban chuyên môn, các đại diện tại các tỉnh, thành phố với một số nội dung chi chưa được tính đúng, tính đủ và không điều chỉnh kịp thời nên còn có những khoản thừa, thiếu lớn.

* Hai là, trong việc cấp phát, thanh toán chi NSSD:

Trong quá trình cấp phát, thanh toán kinh phí chi thường xuyên vẫn còn một số tồn tại.

Một số nội dung chi còn vượt chỉ tiêu dự toán NS đã được thông báo; kinh phí nghiệp vụ hành chính: tiền điện, công tác phí, tiền khen thưởng thường xuyên, tiền xăng, vé tàu xe công tác phí.

Đơn vị còn để tồn tại trong nhiều năm về hệ thống chứng từ, một số chừng từ chi chưa đầy đủ tính pháp lý theo quy định, nhiều khoản tiền trên 5.000.000 đồng đơn vị vẫn thực hiện thanh toán trực tiếp cho cá nhân không thực hiện cấp phát qua tài khoản.

Công tác thanh toán sau khi chi tiêu của một số phòng ban, cơ sở đại diện có lúc còn chậm. Ban Tài chính còn phải đôn đốc, nhắc nhở nhiều lần. Quan hệ giữa Ban Tài chính với các đại diện, phòng ban nghiệp vụ tại đơn vị trong hiệp đồng bảo đảm, phối hợp quản lý quá trình chi tiêu, sử dụng hiệu quả chưa cao, còn có một số cá nhân, phòng ban, đại diện chưa chấp hành nghiêm nguyên tắc quản lý tài chính, chi không đúng nội dung NS.

* Ba là, trong việc quyết toán NSSD:

Công tác bảo đảm về cơ bản đã kịp thời theo tiến độ chi NS nhưng việc tập hợp hồ sơ chứng từ quyết toán trong những năm qua thường chậm, tập trung chủ yếu chi tiêu và thanh quyết toán dồn cuối năm vừa ảnh hưởng đến công tác quyết toán vừa ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, kiểm soát chi và hiệu quả chi tiêu.

Hoá đơn, chứng từ và hồ sơ chi tiêu cơ bản đảm bảo tính pháp lý nhưng ở một số nội dung chi hồ sơ thanh quyết toán còn thiếu về thủ tục quy định hoặc sắp xếp chưa khoa học không thuận lợi cho quá trình quản lý và kiểm tra, thanh tra.

* Bốn là, trong tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác tài chính:

Bộ phận tài chính ở đơn vị số lượng cán bộ làm công tác tài chính - kế toán trong đơn vị vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt là trong những năm tiếp theo khi nhiệm vụ ngày càng mở rộng, NS cho toàn đơn vị ngày càng tăng lên, yêu cầu quản lý tài chính đòi hỏi ngày càng chặt chẽ.

Trong tổ chức bộ máy của đơn vị các phòng, ban, cơ quan đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Báo QĐND chỉ có cán bộ là phóng viên, biên tập viên, không có cán bộ được đào tạo và am hiểu về các quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài chính nên khi phát sinh những khoản chi tiêu đều không nắm được thủ tục, quy trình trong thanh toán chi tiêu.

Trình độ đào tạo cán bộ làm công tác tài chính - kế toán ở Báo QĐND là cử nhân và đào tạo ngoài Quân đội, chưa có đồng chí nào có trình độ Thạc sĩ nên còn hạn chế trong thực hiện chức năng tham mưu cho Lãnh đạo đơn vị trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả NSSD.

Công tác đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ kế toán chưa được quan tâm đúng mức. Thủ trưởng đơn vị chưa có chính sách khuyến khích cán bộ kế toán tham gia các khóa học nâng cao trình độ.

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi ngân sách sử dụng tại báo quân đội nhân dân – tổng cục chính trị quân đội nhân dân việt nam (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w