Chấp hành nghiêm dự toán ngân sách sử dụng

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi ngân sách sử dụng tại báo quân đội nhân dân – tổng cục chính trị quân đội nhân dân việt nam (Trang 111 - 113)

Việc quản lý khâu chấp hành ngân sách phải theo DTNS được giao, bảo đảm công khai, dân chủ, minh bạch và công bằng trong chi tiêu ngân sách.

Trên cơ sở DTNS năm, Ban Tài chính phối hợp cùng các cơ quan ngành nghiệp vụ và đơn vị thực hiện tốt việc phân bổ dự toán NSSD có trọng tâm trọng điểm cho các đầu mối trực thuộc. Chú trọng phân cấp, phân quyền về ngân sách một cách rõ ràng, cụ thể, tăng tỷ lệ phân bổ ngân sách cho cơ sở.

Phân cấp, phân quyền trong bảo đảm, quản lý NSSD thực chất là tăng cường vai trò của đơn vị, của ngành nghiệp vụ cấp dưới trên cơ sở dự toán chi quí, năm đã

được duyệt. Thực hiện phân bổ chỉ tiêu ngân sách một cách hợp lý, hạn chế để dự phòng lớn ở đơn vị cấp trên. Quá trình thực hiện dự toán ngân sách cần phải phân bổ, thông báo giao dự toán ngân sách, chỉ tiêu kinh phí nghiệp vụ sớm, tạo điều kiện để các đơn vị hưởng ngân sách được chủ động. Việc cấp phát, thanh toán NSSD phải dựa trên cơ sở hệ thống các tiêu chuẩn, chế độ, định mức và trong dự toán ngân sách được cấp. Chấp hành nghiêm các điều kiện chi ngân sách, các khoản chi NSSD phải có trong dự toán ngân sách, đúng định mức, đúng chế độ, tiêu chuẩn, có đủ chứng từ chi tiêu hợp lệ, hợp pháp, được người có thẩm quyền duyệt chi. Những khoản chi mua sắm lớn phải có đủ thủ tục theo Luật đấu thầu, không cấp phát và thanh toán những khoản chi không có trong dự toán hoặc vượt dự toán, không ứng chi khi chưa có chủ trương kế hoạch; các khoản chi và quyết toán thường xuyên như tiền ăn phải có biện pháp quản lý, bảo đảm riêng cho từng đối tượng. Chấp hành nghiêm chế độ chứng từ hoá đơn, thủ tục chi, thanh toán xong đợt chi tiêu trước mới cấp phát đợt sau, thanh toán đúng nội dung, trung thực, chính xác, kịp thời. Cấp phát và thanh toán chi NSSD phải đánh giá và nắm được hiệu quả chi tiêu. Thực hiện tốt công tác thẩm định thủ tục pháp lý trong chi tiêu sử dụng kinh phí đối với các khoản thanh toán.

Chấp hành dự toán NSSD là khâu quan trọng trong quá trình quản lý ngân sách sử dụng, là khâu cốt yếu, có ý nghĩa quyết định với một chu trình ngân sách giúp cho khâu lập kế hoạch biến thành hiện thực. Vì vậy, các giải pháp để hoàn thiện chấp hành dự toán NSSD gồm:

Một là, phải có hệ thống, khung định mức chi chi tiết cho các hoạt động. Các định mức NSSD của đơn vị phải thực sự khoa học, phù hợp với điều kiện kinh tế của cả nước song cũng phải có tính đặc thù riêng của khối các đơn vị dự toán trong quân đội, có yếu tố thực tiễn cao để các đơn vị sử dụng ngân sách có cơ sở căn cứ triển khai thực hiện.

Hai là, phải gắn xây dựng dự toán ngân sách với thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của đơn vị trong điều kiện cải cách thủ tục hành chính và hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời triển khai các nhiệm vụ phải gắn với việc phân khai, giải ngân

kinh phí. Quản lý chặt chẽ chi tiêu công, đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo đúng đối tượng, định mức và tiết kiệm; hạn chế tối đa bổ sung ngoài dự toán để giảm áp lực điều hành chi thường xuyên.

Ba là, phải thực hiện nghiêm pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đơn vị cần chủ động rà soát lại các nhu cầu sử dụng NS, đề ra các biện pháp tốt nhất để quản lý và sử dụng nguồn kinh phí ở đơn vị mình. Kiên quyết cắt giảm các nhu cầu chi tiêu chưa cần thiết và kém hiệu quả. Đối với các nhu cầu cấp thiết phải xác định được mức độ sử dụng kinh phí, thời gian sử dụng, các bước tiến hành và được bàn bạc thống nhất, công khai trong tập thể lãnh đạo, chỉ huy.

Bốn là, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý đối với chủ tài khoản, trưởng ban tài chính, phụ trách kế toán các đơn vị sử dụng NS. Có cơ chế, chế tài rõ ràng để trao quyền cho các chủ tài khoản đồng thời gắn trách nhiệm cá nhân trong việc quản lý ngân sách sử dụng. Tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ tin học cho cán bộ quản lý, làm công tác tham mưu quản lý chi thường xuyên và ứng dụng tin học trong việc chấp hành chi thuường xuyên; trang bị đồng bộ hệ thống máy tính cho các cơ quan trong hệ thống tài chính.

Năm là, hạn chế sự can thiệp của cấp trên đối với đơn vị tự chủ về biên chế và kinh phí quản lý hành chính. Tạo tính tự chủ, giao đồng bộ quyền, trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế với quyền, trách nhiệm trong quản lý sử dụng NS để việc triển khai nhiệm vụ gắn với bố trí nguồn lực tài chính được đồng nhất, phù hợp. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị, ngành trong lựa chọn, sắp xếp và triển khai nhiệm vụ đơn vị mình để đảm bảo được mục tiêu, kế hoạch nhằm đạt được hiệu quả tối ưu nguồn lực tài chính.

Sáu là, tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt quy chế lãnh đạo của các cấp đối với công tác tài chính, Quy chế quản lý tài chính của Báo QĐND theo Điều lệ công tác Tài chính Quân đội

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi ngân sách sử dụng tại báo quân đội nhân dân – tổng cục chính trị quân đội nhân dân việt nam (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w