CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá quản lý thu chi ngân sách sử dụng tại Báo Quân đội nhân dân
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
* Nguyên nhân khách quan:
Một là, hệ thống văn bản pháp luật quản lý chưa được xây dựng đồng bộ và thường xuyên có sự điều chỉnh thay đổi gây ra khó khăn cho công tác tra cứu, áp dụng các văn bản này vào công tác quản lý chi kinh phí tại đơn vị. Còn một số quy định bất hợp lý, thiếu tính đồng bộ, chưa phù hợp với tình hình thực tế, chủ yếu mang tính chất xử lý tình thế như: chính sách về tiền lương, phụ cấp, công tác phí, chi bồi dưỡng phiên tòa, chế độ hội nghị,… điều đó gây khó khăn cho đơn vị trong triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Hai là, thời gian xây dựng dự toán chưa phù hợp. Qui định lập dự toán, tổng hợp dự toán từng cấp đơn vị cơ sở chưa phù hợp (chỉ khoảng 15-20 ngày). Các đơn vị, bộ phận tham gia thẩm định không có đủ điều kiện về thời gian nghiên cứu tài
liệu để tham gia ý kiến. Do vậy, đơn vị dự toán chưa thể đánh giá đầy đủ tình hình thực hiện của năm trước đế có căn cứ thực tiễn và khoa học cho xây dựng dự toán năm sau nên dự toán chi NSNN năm sau lập thiếu căn cứ và thường không chính xác dẫn đến trong năm thực hiện phải điều chỉnh, bổ sung dự toán nhiều lần.
Ba là, chính sách tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu NS chưa được cụ thể hoá đầy đủ để có căn cứ thực hiện có kết quả.
Bốn là, NSSD chưa đủ đáp ứng nhiệm vụ chi hàng năm của các đơn vị, cơ cấu và tỷ lệ giữa các nhóm chi chưa hợp lý, dẫn đến tình trạng thừa thiếu phải đề nghị điều chỉnh, nên chưa tạo chủ động cho các đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Năm là, việc phân cấp NS của cơ quan cấp trên có khoản mục còn tổ chức phân cấp đến các đơn vị trong cuối tháng 12 của năm NS, nên ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch chi tiêu tại đơn vị và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chính trị của Bộ Quốc phòng giao cho.
* Nguyên nhân chủ quan:
Một là, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ làm công tác tài chính, kế toán, quản lý kinh phí chi thường xuyên ở Báo QĐND còn hạn chế. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế trong việc tham mưu cho lãnh đạo đơn vị về công tác tài chính. Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ tài chính - kế toán toàn ngành còn nhiều bất cập.
Hai là, Thủ trưởng đơn vị chưa thực sự quan tâm đến quản lý kinh phí chi thường xuyên. Chỉ huy đơn vị chủ yếu tập trung điều hành mảng chuyên môn, nghiệp vụ, công tác quản lý kinh phí chi thường xuyên chỉ là công tác hậu cần phục vụ nhiệm vụ chính trị chung của đơn vị.
Ba là, chưa thực hiện việc kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với công tác quản lý ngân sách sử dụng; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong chi tiêu tài chính chưa được tiến hành thường xuyên, vẫn còn trường hợp nể nang, ngại va chạm, chưa xử ký kiên quyết đối với các cá nhân có sai phạm làm ảnh hưởng rất lớn đến quản lý chi và hiệu quả chi thường xuyên, chưa phát hiện kịp thời các nội dung sai phạm để kịp thời chấn chỉnh.
Bốn là, hệ thống phần mềm theo dõi, quản lý thống nhất từ khâu lập dự toán, thẩm định, phân bổ, giao dự toán đến khâu chấp hành dự toán và quyết toán chi NS của Bộ Quốc phòng vẫn còn nhiều hạn chế, các tính năng của phần mềm chưa đáp ứng được hệ thống hóa toàn ngành dẫn đến khâu quản lý chi NS còn gặp khó khăn, còn nhiều công đoạn làm thủ công nên nhiều nội dung chưa được quản lý, theo dõi đầy đủ, chính xác.
Năm là, công tác tuyên truyền, quán triệt Luật NSNN đến các cán bộ trong đơn vị và đặc biệt là cán bộ tài chính chưa sâu sắc, chưa đạt được mục tiêu đề ra, do vậy nhận thức về Luật NSNN và các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng NSNN của đơn vị và của cán bộ còn hạn chế. Mới chỉ tập trung ở lãnh đạo, cán bộ làm công tác tài chính kế toán; đội ngũ công chức, viên chức, người lao động còn nắm bắt hạn chế do đó chưa nâng cao ý thức, trách nhiệm trong quản lý sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả trong chi tiêu NS.
Kết luận Chương 3
Trên cơ sở những lý luận cơ bản về quản lý NSSD ở các đơn vị dự toán quân đội đã trình bày tại Chương 1, cùng với việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu ở Chương 2; Chương 3 của luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng quản lý NSSD ở Báo QĐND từ 2017 - 2019, cụ thể:
- Khái quát chung về tổ chức biên chế, chức năng, nhiệm vụ của Báo QĐND. - Khái quát chung về tổ chức biên chế, chức năng, nhiệm vụ của ngành tài chính Báo QĐND.
- Với những số liệu về tình hình lập dự toán chi, phân bổ, thanh quyết toán ngân sách sử dụng ở Báo QĐND giai đoạn 2017 - 2019, trong đó đi sâu phân tích số liệu về nội dung dự toán đơn vị lập, trên phân bổ và quyết toán NSSD. Chương 3 cung cấp một bức tranh toàn cảnh về nội dung chi ngân sách, phân cấp và quản lý ngân sách sử dụng ở Báo QĐND.
- Từ đánh giá thực trạng công tác lập, chấp hành và quyết toán NSSD ở Báo QĐND, luận văn đã khái quát được những ưu điểm, những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý NSSD ở Báo QĐND trong những năm vừa qua, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những ưu, nhược điểm đó.
Đây là những cơ sở lý luận quan trọng để luận văn đề ra các giải pháp tăng cường quản lý NSSD ở Báo QĐND trong thời gian tới ở Chương 4.
Chương 4
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH SỬ DỤNG TẠI BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
4.1. Phương hướng nhiệm vụ công tác tài chính, quản lý ngân sách sử dụng ở Báo Quân đội nhân dân đến năm 2025
Trong những năm tới, tình hình thế giới và khu vực vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định, khó lường. Nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, xây dựng Quân đội đặt ra nhiều yêu cầu mới ngày càng cao.
Trên cơ sở tiếp tục quán triệt thực hiện tốt Nghị quyết số 513-NQ/QUTW ngày 21/9/2012 của Thường vụ QUTW, Kết luận số 205-KL/QUTW ngày 08/3/2018 của QUTW về đổi mới lãnh đạo công tác tài chính quân đội đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Đảng ủy Báo QĐND đã ra Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy các cấp đối với công tác tài chính trong đơn vị nhiệm kỳ 2015 - 2020. Đồng thời, Tổng Biên tập cũng ra chỉ thị về tăng cường quản lý tài chính - ngân sách, tài sản trong giai đoạn hiện nay. Phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu về công tác TC- NS của Báo QĐND là:
- Thực hiện tốt CCQLNS theo nguyên tắc: Cấp ủy Đảng lãnh đạo, chỉ huy đơn vị chỉ đạo điều hành, Ban Tài chính làm tham mưu đối với công tác tài chính, NS. Đổi mới phân cấp quản lý NS gắn với trách nhiệm kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng và người đứng đầu cơ quan đơn vị.
- Tăng cường quản lý đối với tất cả các nguồn TC-NS, các loại kinh phí bảo đảm yêu cầu chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quân số.
- Thực hiện đầy đủ qui trình lập, chấp hành và QTNS theo đúng qui định của Luật NSNN và các văn bản pháp quy có liên quan của Chính phủ, BQP. Bảo đảm cơ cấu chi NS hàng năm hợp lý; ưu tiên hàng đầu cho thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và các nhiệm vụ đột xuất được giao, bảo đảm đời sống, chính sách cho bộ đội.
- Thực hiện dân chủ công khai TC - NS; phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức và cán bộ, chiến sĩ tham gia tích cực vào công tác quản lý TC; tạo sự đoàn kết, nhất trí; đề cao trách nhiệm của cấp ủy, chỉ huy các cấp trong thực hiện đổi mới cơ chế quản lý tài chính quân đội; gắn với phong trào thi đua quyết thắng của đơn vị. Tích cực xây dựng ngành tài chính trong sạch vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống.
Trong thời gian tới quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 915 - NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về đổi mới cơ chế quản lý tài chính quân đội giai đoạn 2018 - 2025 và những năm tiếp theo. Thực hiện nghiêm đề án đổi mới cơ chế quản lý tài chính quân đội theo Luật NS nhà nước năm 2015, giai đoạn 2018 – 2025 và những năm tiếp theo (Quyết định số 3500/QĐ-BQP ngày 26/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng). Chuyển chế độ kế toán theo Quyết định số 709/QĐ-CTC ngày 11/3/2015 của Cục trưởng Cục Tài chính ban hành Chế độ kế toán đơn vị dự toán trong Quân đội (Chế độ kế toán 709) sang chế độ kế toán mới được Cục trưởng Cục Tài chính/BQP ban hành Văn bản số 5555/CTC-CĐQLHL hướng dẫn Chế độ kế toán đơn vị dự toán, sự nghiệp trong Bộ Quốc phòng (Chế độ kế toán 5555) ngày 25/9/2018.