Đặc điểm quản lý ngân sách sử dụng

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi ngân sách sử dụng tại báo quân đội nhân dân – tổng cục chính trị quân đội nhân dân việt nam (Trang 26 - 29)

1.3. Quản lý ngân sách sử dụng ở đơn vị dự toán trong quân đội

1.3.3. Đặc điểm quản lý ngân sách sử dụng

Quản lý NSSD chủ yếu dựa vào tổ chức, biên chế, quân số và chế độ, tiêu chuẩn, định mức các khoản chi NS trên cơ sở DTNS năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đây là đặc điểm chung nhất của quản lý NSSD, có sự khác biệt tương đối rõ ràng so với quản lý NSBĐ, hoặc quản lý các khoản chi đầu tư phát triển trong chi NSQP.

Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện chu trình quản lý NSNN trong QĐ và có so sánh với đặc điểm NSBĐ, thì quản lý NSSD có những đặc điểm chủ yếu sau đây:

1.3.3.1. Đặc điểm về trình tự, thủ tục lập, phân bổ, giao dự toán NS

Hàng năm, căn cứ vào Thông tư hướng dẫn và thông báo số dự kiến giao DTNS của Bộ Tài chính, Chỉ thị của BQP về xây dựng kế hoạch bảo đảm và DTNS năm sau, Cục Tài chính/BQP tiến hành xác định số dự kiến giao DTNS năm sau cho các đơn vị trực thuộc Bộ đối với các khoản chi tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn, công tác phí, phép, ra quân, báo cáo Bộ và thông báo cho các đơn vị trước ngày 15/7 năm trước theo luật định. Các đơn vị trực thuộc Bộ căn cứ vào Chỉ thị của BQP, hướng dẫn của Cục Tài chính/BQP và thông báo của Bộ về các khoản thanh toán cho cá nhân, xây dựng cơ bản và các khoản được các tổng cục (ngành nghiệp vụ bảo đảm toàn quân) phân cấp chi (thuộc kinh phí nghiệp vụ ở đơn vị dự toán), tiến hành hướng dẫn các cơ quan nghiệp vụ,

các đơn vị trực thuộc lập DTNS năm (bao gồm kinh phí thường xuyên và kinh phí nghiệp vụ) theo trình tự từ đơn vị cơ sở trở lên.

Các ngành nghiệp vụ từ đơn vị cơ sở căn cứ vào thông báo số kiểm tra DTNS của cấp trên cho các đơn vị trực thuộc, tổ chức thẩm định và xác định số lượng kinh phí bảo đảm cho từng nhiệm vụ của từng đơn vị; báo cáo kết quả lên cơ quan nghiệp vụ cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp đến ngành nghiệp vụ thuộc các Tổng cục và Cục Tài chính - Bộ Quốc phòng để theo dõi các đơn vị lập chi tiết DTNS phục vụ Thủ trưởng BQP chính thức quyết định giao DTNS hàng năm trước ngày 31/12. Đối với một số nội dung chi có tính chất đặc thù nên các ngành nghiệp vụ toàn quân vẫn tổ chức mua sắm tập trung và bảo đảm cho các đơn vị.

Như vậy, trình tự thủ tục lập, phân bổ, giao DTNS (NSSD) có những điểm khác so với NSBĐ thuộc các ngành.

1.3.3.2. Đặc điểm về hình thức cấp phát, thanh toán

Cấp phát của NSQP chủ yếu dưới 2 hình thức: tiền và hiện vật.

Ngân sách chi tiêu của mỗi đơn vị cơ sở chủ yếu do NSBĐ và NSSD bảo đảm cấp phát. Ngoài phần bảo đảm bằng tiền, còn một phần không nhỏ được cấp phát bằng hiện vật từ đơn vị và ngành cấp trên cho đơn vị và ngành cấp dưới, được tiến hành bởi các ngành nghiệp vụ bảo đảm toàn quân (các cơ quan, đơn vị trực thuộc BQP, các Tổng cục, các Cục trực thuộc BộTổng Tham mưu…) NSBĐ bao gồm cả phần tự chi tại ngành để mua sắm hiện vật cho các đơn vị toàn quân.

Khái quát đặc điểm về hình thức cấp phát của NSBĐ để thấy rằng cấp phát, thanh toán của NSSD có những điểm khác biệt cần nhận rõ.

Cấp phát, thanh toán đối với NSSD chủ yếu diễn ra dưới hình thức bằng tiền (các dạng cấp phát, thanh toán kinh phí trực tiếp bằng tiền hoặc giấy rút DTNS; giấy rút tiền ở tài khoản tiền gửi KBNN; cấp tạm ứng…).

Nếu xét ở phạm vi liên quan đến KBNN thì KBNN kiểm soát các khoản chi không bảo mật, còn lại cấp phát theo đề nghị của đơn vị sử dụng ngân sách theo Thông tư số 369/2017/TT-BTC ngày 11/4/2017 của Bộ Tài chính quy định cấp phát, kiểm soát kinh phí để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng của Bộ Quốc phòng. Còn trong phạm vi

nội bộ đơn vị, việc cấp phát kinh phí cho các ngành dưới hình thức cấp phát, thanh toán tạm ứng; đối với các đơn vị cấp dưới trực thuộc là cấp kinh phí, thanh toán theo thực chi, bảo đảm đúng nội dung, chỉ tiêu DTNS đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, quân số, đối tượng…

Đặc điểm này của cấp phát, thanh toán NSSD cũng khác so với các khoản chi thanh toán tập trung của BQP (Cục TC), gồm: chi nhập ngoại trang thiết bị, vật tư, hàng hóa; các khoản chi tập trung thuộc NSBĐ; chi dự trữ chiến lược.

1.3.3.3. Đặc điểm về quyết toán ngân sách

Quyết toán NSSD cũng có những khác biệt so với quyết toán NSBĐ. Thể hiện ở việc quyết toán NSSD chủ yếu dựa vào tổ chức, biên chế, quân số, chế độ tiêu chuẩn về tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn và các định mức chi KPNV. Quyết toán NSSD thường được chia thành 2 loại: quyết toán KPTXvà quyết toán KPNV.

Đối với kinh phí thường xuyên được quyết toán tháng, quý. Sau khi kết thúc cấp phát, chi tiêu, cơ quan TC đơn vị cơ sở tiến hành tổng hợp, lập báo cáo quyết toán theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, quân số, đúng nội dung, mục lục NS gửi cơ quan TC đơn vị cấp trên để xem xét, phê duyệt quyết toán.

Đối với kinh phí nghiệp vụ ngành, trên cơ sở tài liệu, số liệu thanh toán hàng tháng, hết quý chi tiêu, cơ quan TC tiến hành tổng hợp quyết toán kinh phí nghiệp vụ theo quý. Cuối năm, cả kinh phí thường xuyên và kinh phí nghiệp vụ đều thực hiện quyết toán năm trong quyết toán NSSD.

Đặc điểm về quyết toán NSSD cho thấy: ngoài việc bám sát chỉ tiêu DTNS để theo dõi cấp phát, tính toán kinh phí, cơ quan TC và các ngành nghiệp vụ cần thực hiện kiểm tra chặt chẽ các chứng từ, hóa đơn chi tiêu, mua sắm, các hợp đồng kinh tế… nhằm quản lý tốt NSSD ở đơn vị mình, phòng ngừa và phát hiện, xử lý kịp thời các vi phạm kỷ luật TC, như: chi sai mục đích, chi ngoài DTNS, chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, quân số…

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi ngân sách sử dụng tại báo quân đội nhân dân – tổng cục chính trị quân đội nhân dân việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w