CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách sử dụng tại Báo Quân đội nhân
4.3.2. Đổi mới công tác lập, phân bổ, giao dự toán ngân sách sử dụng
Theo tinh thần đề án 3500/QĐ-BQP ngày 26/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Các đơn vị trước khi lập DTNS năm, tiến hành tổng hợp hàng tồn kho, ước thực hiện số tồn kho đến 31/12 (cả hàng hiện vật trên cấp và hàng tự mua sắm), thể
hiện đầy đủ tên hàng hóa, số lượng, đơn giá, thành tiền; thực hiện phân loại các hàng hóa, vật tư có thể sử dụng được (trừ hàng hóa dự trữ quốc gia và hàng hóa sử dụng cho dự án chuyển tiếp…) làm cơ sở để tính toán giảm trừ trong tổng số NS cần bảo đảm trong năm kế hoạch.
Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, tổ chức biên chế, các chế độ tiêu chuẩn, các định mức lập dự toán, trị giá hàng tồn kho năm trước được sử dụng cho năm kế hoạch, kết quả thẩm định dự toán ngân sách của đơn vị cấp dưới và dự toán ngân sách của cấp mình (phần tự chi), các đơn vị tổng hợp thành dự toán thu, chi ngân sách năm, cụ thể các bước thực hiện như sau:
* Lập nhu cầu ngân sách năm để làm căn cứ xác định số kiểm tra
- Ngành nghiệp vụ các cấp lập nhu cầu chi ngân sách ngành ở cấp mình, gửi cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan tài chính các cấp thẩm định, tổng hợp đầy đủ nhu cầu ngân sách của các ngành cùng cấp và các đơn vị trực thuộc thành nhu cầu ngân sách của đơn vị, gửi cơ quan tài chính cấp trên lên đến Cục Tài chính. Cục Tài chính rà soát, tổng hợp chung nhu cầu ngân sách của Bộ Quốc phòng, trình Bộ trưởng ký duyệt; gửi Bộ Tài chính để làm cơ sở xác định số kiểm tra;
- Cơ quan tài chính các cấp căn cứ vào số kiểm tra được thông báo, lập phương án phân bổ số kiểm tra trình Thủ trưởng đơn vị (chủ tài khoản) phê duyệt, thông báo số kiểm tra cho các đơn vị trực thuộc tương tự như Cục Tài chính.
* Lập dự toán ngân sách năm sau khi được thông báo số kiểm tra - Đối với Báo QĐND là đơn vị DT cấp 3 trực thuộc đơn vị DT cấp 2
+ Các ngành nghiệp vụ căn cứ nhiệm vụ được giao, số kiểm tra được thông báo, lập dự toán chi ngân sách ngành ở cấp mình (không bao gồm dự toán chi của ngành nghiệp vụ cấp dưới) gửi cơ quan tài chính cùng cấp, đồng thời gửi ngành dọc cấp trên để xin ý kiến; sau khi thẩm định dự toán chi ngân sách ngành của ngành nghiệp vụ đơn vị dự toán cấp 4, gửi cơ quan tài chính cùng cấp;
+ Cơ quan tài chính căn cứ số kiểm tra được thông báo, lập dự toán thu, dự toán chi đối với các nội dung thanh toán cho cá nhân ở cấp mình;
+ Căn cứ ý kiến thẩm định của ngành nghiệp vụ về dự toán chi ngân sách ngành của ngành nghiệp vụ cấp dưới và các yếu tố khác, cơ quan tài chính chủ trì thẩm định
và tổng hợp đầy đủ dự toán ngân sách của các ngành cùng cấp và các đơn vị trực thuộc thành dự toán ngân sách của đơn vị, báo cáo Thủ trưởng đơn vị (chủ tài khoản) ký duyệt, gửi lên cơ quan tài chính đơn vị cấp trên đúng thời gian quy định.
Trên cơ sở đề án Đổi mới cơ chế quản lý tài chính quân đội theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, giai đoạn 2018 – 2025 và những năm tiếp theo, đã được quán triệt, Báo QĐND cần thực hiện:
Một là: Để thực hiện chức năng định hướng cho việc thực hiện lập dự toán, Đảng ủy, chỉ huy Báo QĐND cần phải có các chỉ thị, nghị quyết, mệnh lệnh, quyết định hoặc các quy định cụ thể về thực hiện công tác lập, phân bổ, giao dự toán ngân sách cho các phòng ban, đại diện trong đơn vị. Các chỉ thị, nghị quyết, mệnh lệnh, quyết định hoặc các quy định đó phải phù hợp với các nguyên tắc và kỷ luật tài chính của Quân đội.
Cơ quan tài chính tham mưu cho chỉ huy đơn vị các cấp trong việc soạn thảo các chỉ thị, mệnh lệnh, quy định về thực hiện công tác lập, phân bổ và giao dự toán NS trên cơ sở các yêu cầu nguyên tắc và trình tự, thủ tục đã quy định nhằm phối hợp một cách đồng bộ, nhịp nhàng các hoạt động của đại diện, phòng ban chuyên môn và cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ lập DTNS, chấp hành NS và QTNS. Đồng thời trên cơ sở các chỉ thị, mệnh lệnh, quy định của người chỉ huy mà các nội dung về kỷ luật tài chính cũng được chuyển tải tới mọi đối tượng có liên quan đến việc lập, chấp hành và QTNS.
Hai là: Đảng ủy và chỉ huy đơn vị lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ lập, phân bổ, giao dự toán ngân sách đối với tất cả các đại diện, phòng ban nghiệp vụ, cá nhân có liên quan trong đơn vị.
Ba là, chủ động đào tạo cán bộ tài chính có trình độ chuyên môn phù hợp, chuyên nghiệp trong việc lập kế hoạch tại đơn vị, đồng thời nâng cao trình độ kiến thức cho các chủ tài khoản không có chuyên môn về quản lý tài chính. Tăng cường vai trò chỉ đạo và nâng cao trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị trong công tác dự toán. Thủ trưởng đơn vị cũng như những phòng, ban, đại diện làm trực tiếp cần nhận
thức đầy đủ, đúng đắn vai trò của khâu xây dựng dự toán. Chất lượng xây dựng dự toán sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ việc triển khai nhiệm vụ chi của đơn vị sau này.
Bốn là, đổi mới quy trình lập, phân bổ, giao dự toán ngân sách sử dung theo hướng hiện đại, dựa vào kết quả đầu ra và áp dụng kế hoạch NS trung hạn. Ban Tài chính lập kế hoạch trung hạn và theo thời kỳ ổn định NS giúp các phòng, ban, đại diện ở đơn vị chủ động điều hành trong thẩm quyền để triển khai nhiệm vụ đồng thời hạn chế được công sức, thời gian cho việc lập và tính toán kế hoạch hằng năm; gắn giữa kinh phí đầu vào với kết quả đầu ra, loại bỏ việc phân bổ theo yếu tố đầu vào sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình quản lý thực hiện chi thường xuyên tại đơn vị.
Năm là, việc phân bổ dự toán đảm bảo đúng định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước, sát thực tế triển khai nhiệm vụ; bố trí đủ kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ đã ban hành và các nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước, Quân đội; xác định chính xác tổng lượng, cơ cấu chi; nội dung chi, thứ tự ưu tiên kinh phí cho các nhiệm vụ trọng tâm; cắt giảm các khoản chi không thực sự cần thiết như: hội họp, tiếp khách, khánh tiết, tổng kết... Luôn dựa trên nguyên tắc công bằng, công khai minh bạch, khắc phục tình trạng "xin - cho" như hiện nay. Phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, chính xác các nhiệm vụ chi trong năm, giữa các cấp NS và các đơn vị thụ hưởng NS, xác định đầy đủ mọi khoản chi đều phải có trong dự toán và được cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt.