Kiểm soát chi ngân sách sử dụng

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi ngân sách sử dụng tại báo quân đội nhân dân – tổng cục chính trị quân đội nhân dân việt nam (Trang 78 - 80)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản lý thu chi ngân sách sử dụng tại Báo Quân đội nhân

3.2.3. Kiểm soát chi ngân sách sử dụng

Kiểm soát chi của KBNN: đơn vị đã giải quyết tốt mối quan hệ trong công tác nghiệp vụ với KBNN nơi giao dịch, tạo điều kiện để KBNN thực hiện đúng chức năng kiểm soát chi của mình. Qua hoạt động kiểm soát chi, KBNN nơi giao dịch đánh giá Báo QĐND chấp hành tốt các chế độ quy định về quản lý chi tiêu NS.

Kiểm soát của đơn vị:

Công tác kiểm soát chi của đơn vị được thể hiện cả trước, trong và sau khi chi tiêu.

+ Trước khi chi tiêu

Về cơ bản, việc kiểm soát trước khi chi tiêu của Ban Tài chính đối với các đại diện, phòng, ban nghiệp vụ kiểm soát thông qua việc lập dự toán năm;

Nội dung mà Ban Tài chính kiểm soát đối với kế hoạch chi tiêu kinh phí trong năm là xem xét tính cân đối, tính hợp lý trong kế hoạch chi tiêu kinh phí, đặc biệt là việc bảo đảm tài chính cho những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, quan trọng đã xác định.

+ Trong khi chi tiêu:

Trong quá trình các đại diện, phòng, ban nghiệp vụ nhận kinh phí chi tiêu, thông qua việc cấp phát kinh phí chi thường xuyên mà Ban TC thực hiện chức năng kiểm soát.

Trong quá trình cấp phát, Ban TC thực hiện cấp phát theo đúng dự trù chi kinh phí. Tất cả các nội dung chi phát sinh vượt dự trù chi tiêu đều phải được giải trình rõ ràng, Ban TC không cấp phát, thanh toán cho phần chi vượt dự trù. Trong thực tế thực hiện chi kinh phí Chỉ huy đơn vị thường thành lập tổ thẩm định giá, tổ mua sắm hoặc hội đồng giá của đơn vị....và thành viên trong tổ, hội đồng có một người thuộc Ban TC tham gia vào quá trình mua sắm để thực hiện việc kiểm soát một số nội dung chi.

+ Sau khi chi tiêu:

Ở khâu thanh toán: được thực hiện thông qua việc thẩm định, xét duyệt các chứng từ và hồ sơ chi tiêu mà các đại diện, phòng ban nghiệp vụ và cá nhân đề nghị Ban Tài chính thanh quyết toán. Tuỳ thuộc vào từng nội dung chi tiêu, loại khoản kinh phí và các quy định trong thanh toán mà Ban Tài chính tiến hành thanh toán. Việc đầu tiên là xem xét tính đầy đủ, tính hợp pháp của hồ sơ, chứng từ thanh toán như:

- Dự trù mua sắm được Thủ trưởng đơn vị phê duyệt (dự toán chi kinh phí); - Phiếu báo giá của đơn vị cung cấp hàng hoá;

- Hoá đơn bán hàng (đúng quy định của nhà nước); - Giấy đề nghị thanh toán;

Riêng đối với phiếu báo giá, Ban Tài chính không chỉ căn cứ vào giá ghi trên phiếu báo giá mà các đối tượng thanh toán gửi, mà còn phải thẩm định, xem xét đối chiếu với giá cả thực tế của sản phẩm hàng hoá cùng loại trên thị trường nơi đơn vị đóng quân, và việc chấp hành các quy định về quản lý giá của tổ, hội đồng giá của đơn vị.

Ngoài việc kiểm soát trên chứng từ hóa đơn, Ban Tài chính còn đột xuất kiểm tra số lượng, chất lượng, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá mà các phòng, ban, bộ phận đã mua.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, kiểm soát mà Ban tài chính quyết định thanh toán, yêu cầu các đại diện, phòng ban nghiệp vụ và cá nhân hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ chứng từ thanh toán.

Công tác kiểm soát chi ở Báo QĐND, bên cạnh việc kiểm soát chi của KBNN, cơ quan tài chính các cấp còn có sự tham gia kiểm soát chi cơ quan TCCT cấp trên, của chỉ huy đơn vị đối với từng nội dung chi tiêu ở cả ba khâu trước, trong và sau khi chi tiêu. Tuy nhiên, mức độ và hiệu quả kiểm soát chi ở mỗi chủ thể vừa nêu trên có sự khác nhau.

Như vậy, có thể nói việc kiểm soát chi ở Báo QĐND được tiến hành về cơ bản là chặt chẽ, toàn diện, kịp thời, thường xuyên nên đã góp phần mang lại hiệu quả nhất định trong chi tiêu sử dụng tài chính cho thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

Tuy nhiên, trong quá trình kiểm soát chi nhận thấy công tác cấp, phát thanh toán kinh phí chi thường xuyên còn một số tồn tại như: vẫn còn có những khoản chi không đúng mục đích, nội dung ngân sách như: chi kinh phí nghiệp vụ mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn; hiệu quả chi tiêu của một số ban, ngành, bộ phận nghiệp vụ chưa cao cũng như chưa bảo đảm chặt chẽ các yêu cầu về mặt pháp lý. Những tồn tại nêu trên chứng tỏ công tác kiểm soát chi còn có nội

dung, có thời điểm chưa được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ. Mặc dù Chỉ huy đơn vị và Ban tài chính đã cẩn trọng trong kiểm soát chi nhưng do chấp hành nguyên tắc trong quản lý tài chính của một số ngành nghiệp vụ chưa thật nghiêm còn mắc sai phạm, nhận thức trong một số cán bộ tài chính còn đơn giản, cho rằng kinh phí đã phân cho đại diện, phòng ban nghiệp vụ thì cứ chi, miễn là phục vụ nhiệm vụ của ngành là được. Song cũng phải đánh giá khách quan là: Việc chấp nhận thanh toán những nội dung chi tiêu sai; việc kiểm soát chi chưa thực hiện được thật triệt để nghiêm túc chặt chẽ cả trước, trong và sau khi chi tiêu một phần trách nhiệm thuộc về cán bộ, nhân viên ngành tài chính của đơn vị.

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi ngân sách sử dụng tại báo quân đội nhân dân – tổng cục chính trị quân đội nhân dân việt nam (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w