Chức năng của kế toán không chỉ dừng lại ở việc ghi chép, phản ánh mà kế toán phải thực sự là hệ thống thông tin kinh tế - tài chính cung cấp chính xác, trung thực, kịp thời tình hình tăng, giảm, thu, chi cấp phát NS. Chất lượng công tác kế toán trước hết thể hiện ở tính hữu ích của thông tin mà kế toán cung cấp về tình hình thu, chi, sử dụng các nguồn kinh phí đồng thời phản ánh cả nội dung chi và mục chi ngân sách, phản ánh tình hình thu kinh phí hoạt động từ trên cấp, từ các hoạt động làm kinh tế. Đặc biệt phải phân tích tình hình quản lý, điều hành ngân sách thông qua hệ thống báo cáo tài chính của kế toán để nắm tình hình đơn vị, vì vậy công tác kế toán là một nội dung quan trọng hiện nay nhằm nâng cao chất l- ượng quản lý NS nói chung và quản lý NS nói riêng.
Thực hiện chuyển chế độ kế toán theo Quyết định số 709/QĐ-CTC ngày 11/3/2015 của Cục trưởng Cục Tài chính ban hành Chế độ kế toán đơn vị dự toán trong Quân đội (Chế độ kế toán 709) sang chế độ kế toán mới được Cục trưởng Cục Tài chính/BQP ban hành theo Văn bản số 5555/CTC-CĐQLHL hướng dẫn Chế độ kế toán đơn vị dự toán, sự nghiệp trong Bộ Quốc phòng (Chế độ kế toán 5555) ngày 25/9/2018. Đây là giải pháp mang tính đồng bộ để nâng cao chất lượng quản lý NS. Để thực hiện tốt giải pháp này cần giải quyết trong các vấn đề sau:
Để phát huy vai trò công tác kế toán trong kiểm soát quản lý NSSD cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:
Một là, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm văn bản số 5555/CTC- CĐQLHL do Cục trưởng Cục Tài chính/BQP ban hành về hướng dẫn Chế độ kế toán đơn vị dự toán, sự nghiệp trong Bộ Quốc phòng (Chế độ kế toán 5555) ngày 25/9/2018.
Hai là, nâng cao vai trò kiểm soát chi NSSD của kế toán trên tất cả các khâu từ DTNS, cấp phát, chi tiêu sử dụng đến thanh QTNS. Chú trọng việc kiểm soát điều kiện chi ngân sách, kiểm soát hồ sơ, chứng từ chi tiêu, thanh quyết toán các nội dung ngân sách.
Kiểm soát chi là một trong những nội dung quan trọng của quá trình quản lý NSSD nhằm bảo đảm cho quá trình chấp hành ngân sách thực hiện đúng quy định của pháp luật, sử dụng kinh phí đúng nội dung, đúng mục đích, tiết kiệm hiệu quả cao, công tác bảo đảm và quản lý NSSD được thực hiện đúng nguyên tắc, chặt chẽ, chống lãng phí, tham ô.
Tất cả các khoản chi NSSD phải được kiểm soát chặt chẽ trước, trong và sau quá trình cấp phát, chi tiêu, thanh toán, quyết toán. Trong đó, việc kiểm soát chi trong khâu cấp phát, thanh quyết toán có vai trò rất quan trọng. Chính sách, cơ chế và mức độ tiến hành kiểm soát chi trong giai đoạn này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng NSSD, có tác động tích cực đến công tác quản lý tài chính ở các cơ quan trong toàn đơn vị;
Hoạt động kiểm soát quản lý NSSD phải thực hiện đúng nguyên tắc, yêu cầu đặt ra, để thực hiện tốt nhiệm vụ tăng cường kiểm soát chi, góp phần nâng cao hiệu quả chi kinh phí, quản lý vật tư, tài sản các cấp các ngành cần chú trọng công tác giáo dục bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên tài chính, người làm công tác quản lý kinh phí, nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ chuyên môn, phát huy vai trò tham mưu cho cấp uỷ Đảng và chỉ huy đơn vị và là nòng cốt tổ chức thực hiện công tác quản lý ngân sách nói chung, quản lý NSSD nói riêng.
Ba là, nâng cao chất lượng các báo cáo tài chính. Nội dung và số liệu giữa các báo cáo có mối quan hệ khớp đúng và chặt chẽ. Thông qua hệ thống báo cáo, cơ quan tài chính cấp trên hoặc thủ trưởng đơn vị đọc, phân tích và nắm chắc được tình
hình chi tiêu, sử dụng, thanh quyết toán ngân sách sử dụng của đơn vị cấp dưới, từ đó có những quyết định và chỉ đạo kịp thời.