Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi ngân sách sử dụng tại báo quân đội nhân dân – tổng cục chính trị quân đội nhân dân việt nam (Trang 100 - 108)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách sử dụng tại Báo Quân đội nhân

4.3.1. Nhóm giải pháp chung

4.3.1.1. Quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết số 915 - NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương

Đây là giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất để đổi mới toàn diện cơ chế quản lý tài chính quân đội nói chung và tăng cường quản lý NSSD nói riêng. Công tác quản lý tài chính - NS tại Báo QĐND cần quán triệt:

- Lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến để làm cho các cấp, các ngành nhất là cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong toàn quân có nhận thức đầy đủ và sâu sắc về đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tài chính - NS và sự cần thiết, mục tiêu, yêu cầu, nội dung đổi mới

cơ chế quản lý tài chính quân đội. Đẩy mạnh công tác định hướng tư tưởng để các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp, nhất là các ngành nghiệp vụ có sự đồng thuận cao, thực hiện đúng định hướng và chủ trương của QUTW về đổi mới cơ chế quản lý tài chính; kiên quyết đấu tranh với tư tưởng né tránh, ngại đổi mới. Tiếp tục quán triệt thực hiện tốt Nghị quyết số 513-NQ/QUTW ngày 21/9/2012 của Thường vụ QUTW, Kết luận số 205-KL/QUTW ngày 08/3/2018 của QUTW về tăng cường lãnh đạo công tác tài chính quân đội đến năm 2020 và những năm tiếp theo, tạo sự đoàn kết, nhất trí; đề cao trách nhiệm của cấp ủy, chỉ huy các cấp trong thực hiện đổi mới cơ chế quản lý tài chính quân đội.

- Lãnh đạo, chỉ đạo tốt việc nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy định và hướng dẫn về cơ chế quản lý tài chính quân đội theo đúng pháp luật của Nhà nước về tài chính - NS và phù hợp với đặc thù quốc phòng. Trong đó tập trung vào xây dựng, sửa đổi các văn bản quy định về lập, chấp hành, quyết toán NS; từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ thống định mức làm cơ sở lập, phân bổ dự toán NS theo định hướng: Cơ quan tài chính chủ trì lập và phân bổ dự toán NS; theo lộ trình việc lập và phân bổ dự toán NS được thực hiện trên cơ sở hệ thống định mức khoa học, tiên tiến; chấm dứt việc các ngành nghiệp vụ phân bổ dự toán NS; hạn chế tối đa mua sắm tập trung để cấp phát hiện vật cho đơn vị, từ năm NS 2021, thực hiện mua sắm tập trung theo phương thức ký thỏa thuận khung; tăng cường cấp phát và kiểm soát thanh toán qua Kho bạc Nhà nước.

- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính các cấp, nhất là cán bộ tài chính cấp chiến lược. Coi trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, chỉ huy, năng lực quản lý tài chính của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong Quân đội. Tổ chức tốt việc tập huấn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ các ngành nghiệp vụ và cán bộ làm công tác tài chính các cấp có nhận thức đầy đủ về cơ chế quản lý tài chính mới trong Quân đội. Thường xuyên cập nhật kiến thức về quản lý tài chính vào công tác theo hướng đổi mới, sát với thực tế, phù hợp với từng

đối tượng đào tạo. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và điều hành tài chính - NS tại các cơ quan, đơn vị.

- Lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính mới ở tất cả các cơ quan, đơn vị; kết hợp tự thanh tra, kiểm tra với thanh tra, kiểm tra của cấp trên, giữa kiểm tra nghiệp vụ với giám sát của cấp ủy; kiên quyết chấn chỉnh, xử lý kịp thời những sai phạm.

4.3.1.2. Phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng các cấp đối với

công tác tài chính

Vai trò lãnh đạo của cấp uỷ đảng đối với công tác tài chính quân đội xuất phát từ nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, đó là: Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội và căn cứ vào Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam về tổ chức Đảng trong Quân đội. Vai trò đó được thể hiện trong toàn bộ quá trình hoạt động tài chính cụ thể như sau: Công tác tài chính quân đội đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ Quân sự Trung ương; ở các cấp là sự lãnh đạo trực tiếp của cấp uỷ đảng cùng cấp; thực hiện theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

Sự lãnh đạo trực tiếp của cấp uỷ Đảng đối với công tác tài chính quân đội còn xuất phát từ chính quá trình hoạt động tài chính, nó bảo đảm cho công tác tài chính quân đội hoạt động đúng đường lối chủ trương chính sách của Đảng và hoạt động có hiệu quả. Sự lãnh đạo này với công tác tài chính luôn được xem là một yếu tố có tính chất quyết định, là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho công tác tài chính phát huy vai trò tạo nguồn lực vật chất trong quá trình xây dựng, trưởng thành, phát triển và thực hiện nhiệm vụ của Quân đội.

Vai trò lãnh đạo của cấp uỷ Đảng với công tác tài chính đã được cụ thể hoá trong Nghị quyết số 915 - NQ/QUTW ngày 25 tháng 8 năm 2018; Nghị quyết số 513-NQ/QUTW ngày 21/9/2012 của Thường vụ QUTW, Kết luận số 205- KL/QUTW ngày 08/3/2018 của QUTW về tăng cường lãnh đạo công tác tài chính quân đội đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

Công tác quản lý tài chính nói chung và NSSD nói riêng của Báo QĐND được sự quan tâm lãnh đạo sâu sát của Đảng uỷ đơn vị. Đảng uỷ Báo QĐND đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề về đổi mới cơ chế quản lý tài chính, qua đó công tác tài chính nói chung và công tác quản lý NS nói riêng ngày một quy củ, chặt chẽ đúng pháp luật.

Để phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo của cấp uỷ đảng đối với công tác quản lý NS cần phải thực hiện tốt một số vấn đề chủ yếu sau:

Một là, các cấp ủy Đảng trong Đảng uỷ Báo QĐND thực hiện sự lãnh đạo toàn diện cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức đối với công tác tài chính; lãnh đạo trực tiếp công tác nghiệp vụ tài chính trong quá trình hoạt động của các phòng, ban nghiệp vụ, các đơn vị và cá nhân có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ lập, chấp hành và quyết toán NS. Từ đó xây dựng, bổ sung hoàn thiện quy chế lãnh đạo của cấp ủy Đảng các cấp đối với công tác tài chính.

Hai là, những thời điểm quan trọng hoặc từng nội dung lớn khi chi tiêu kinh phí phải tập trung lãnh đạo, nếu cần thiết phải có nghị quyết chuyên đề của Đảng ủy.

Ba là, để làm tốt vai trò lãnh đạo trực tiếp về công tác tài chính thì các Đảng uỷ viên trong Đảng uỷ Báo QĐND cần phải có những am hiểu nhất định về công tác quản lý tài chính, tài sản cũng như về công tác lập, chấp hành và quyết toán NSSD; phải quán triệt và thực hiện nghiêm túc các Quy chế của các cấp ủy Đảng về chế độ, nguyên tắc lãnh đạo của cấp uỷ Đảng với công tác tài chính. Trên cơ sở đó mới nhận thức đúng vai trò, tác dụng và vị trí quan trọng của công tác lập, chấp hành và quyết toán NSSD ở Báo QĐND, đồng thời thấy rõ trách nhiệm, quyền hạn của Đảng uỷ Báo QĐND đến đâu trong công tác bảo đảm quản lý tài chính ở đơn vị. Chống lại các khuynh hướng hoặc là buông lỏng sự lãnh đạo của cấp uỷ, coi việc lập, chấp hành quyết toán NS là công việc của Tổng Biên tập và ngành Tài chính, hoặc can thiệp quá sâu, quá cụ thể vào công việc thuộc chức năng, quyền hạn của người chủ tài khoản đơn vị và của cơ quan tài chính.

Bốn là, Đảng uỷ thực hiện sự lãnh đạo trực tiếp công tác lập, chấp hành và quyết toán NS thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm Quy chế lãnh đạo

của cấp uỷ đối với công tác tài chính. Trên cơ sở Quy chế lãnh đạo, Đảng uỷ cần phải có các quyết định, nghị quyết chuyên đề, hoặc là đưa vào nghị quyết lãnh đạo của Đảng uỷ Báo QĐND thường kỳ. Những nghị quyết này phải thể hiện rõ những định hướng quan trọng giúp cho lãnh đạo, chỉ huy, cơ quan tài chính và những đơn vị liên quan đến công tác quản lý NS tổ chức thực hiện nghiêm, có hiệu quả .

4.3.1.3. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành ngân sách của người chỉ huy

Theo Điều lệ công tác tài chính quân đội và theo Điều lệ quản lý bộ đội, Cấp trưởng chỉ huy các đơn vị là người chỉ huy cao nhất của đơn vị, là chủ tài khoản của đơn vị, có quyền ra các quyết định trong đó có các quyết định về công tác bảo đảm quản lý tài chính, tài sản và là người chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cấp trên, Đảng ủy cấp mình và pháp luật về công tác bảo đảm, quản lý tài chính, tài sản của đơn vị mình.

Như vậy, Chỉ huy trưởng các đơn vị là người có quyền hạn và trách nhiệm rất lớn trong công tác bảo đảm, quản lý tài chính, tài sản nói chung và trong công tác lập, chấp hành, quyết toán, NS sử dụng nói riêng. Đồng thời do yêu cầu của công tác tài chính ngày càng phải minh bạch công khai không chỉ trước đơn vị, trước cấp trên và còn phải minh bạch trước pháp luật Nhà nước. Vì vậy, nếu năng lực điều hành và chỉ đạo công tác tài chính của người chỉ huy yếu sẽ làm cho hiệu quả công tác bảo đảm tài chính cho thực hiện nhiệm vụ của đơn vị không cao, dẫn đến tình trạng hoặc là quyết định độc đoán chủ quan không có cơ sở khoa học, hoặc phó mặc cho cơ quan tài chính về công tác bảo đảm quản lý tài chính, tài sản trong đó có việc bảo đảm quản lý NS.

Để nâng cao năng lực quản lý và điều hành NS người chỉ huy các cấp cần phải thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Một là, người chỉ huy phải thấy được vai trò người chủ tài khoản của đơn vị. Mặc dù bên cạnh còn có Đảng uỷ lãnh đạo, có cơ quan tài chính giúp việc, nhưng cá nhân chỉ huy trưởng sẽ là người chịu trách nhiệm cuối cùng, chịu trách nhiệm chủ yếu về các quyết định liên quan đến công tác bảo đảm, quản lý NS. Ví dụ: Khi duyệt kế hoạch phân bổ NSSD trong năm, Tổng Biên tập phải chịu trách nhiệm

trước Đảng uỷ Báo QĐND và trước thủ trưởng Tổng cục Chính trị nếu kế hoạch đó ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

Hai là, để công tác lập, chấp hành và quyết toán NSSD đi vào nề nếp và chuẩn hoá theo Luật NS, người chỉ huy phải điều hành công tác tài chính bằng các quyết định, chỉ thị, mệnh lệnh, kế hoạch và phải phù hợp với nguyên tắc và kỷ luật tài chính.

Ba là, người chỉ huy không ngừng học tập về mọi mặt liên quan đến điều hành công tác đảm bảo quản lý tài chính, tài sản. Cần nắm chắc những vấn đề cơ bản trong quy định về công tác tài chính của người chỉ huy. Nghiên cứu để nắm được những vấn đề thuộc về nghiệp vụ tài chính, những công việc cần phải làm trong quản lý và điều hành NSSD của đơn vị.

Bốn là, người chỉ huy cần thực hiện tốt quy chế dân chủ, biết tổ chức, động viên các phong trào quần chúng, khơi dậy ý thức trách nhiệm của mọi người trong công tác đảm bảo quản lý tài chính, tài sản, biết tận dụng sự tham mưu của cơ quan tài chính, sự đồng thuận của các phòng, ban nghiệp vụ có liên quan đến chi tiêu sử dụng kinh phí. Bởi vì, cho dù chỉ huy trưởng là chủ tài khoản, là người ra các quyết định về công tác tài chính nhưng người thực hiện lại là các đơn vị và các cá nhân trong đơn vị. Nếu không được sự ủng hộ, không có sự đồng thuận sẽ dẫn đến hiệu quả công tác tài chính không cao thậm chí người chỉ huy sẽ không kiểm soát được các hoạt động kinh tế - tài chính trong đơn vị vốn đang bị tác động bởi các yếu tố của kinh tế thị trường.

Năm là, định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất phải yêu cầu cơ quan tài chính báo cáo về tình hình thực hiện công tác đảm bảo quản lý tài chính, tài sản.

4.3.1.4. Nâng cao vai trò tham mưu trong công tác quản lý và điều hành ngân sách của cơ quan tài chính

Để làm tốt vai trò của mình trong cơ chế điều hành công tác tài chính ở Báo QĐND, cơ quan tài chính của Báo QĐND cần làm tốt các việc sau:

Thứ nhất, phải chuẩn bị đầy đủ các yếu tố để Đảng uỷ Báo QĐND ra nghị quyết chuyên đề về công tác tài chính và các nghị quyết khác có liên quan đến nội dung tài chính.

Thứ hai, chuẩn bị đầy đủ, tỷ mỷ, chính xác số liệu cũng như nội dung cho Tổng Biên tập chỉ đạo, điều hành tốt các khâu của chu trình quản lý NSSD, trong đó trọng tâm là khâu lập kế hoạch NSSD.

Thứ ba, cơ quan tài chính phải đóng vai trò là trung tâm tổ chức hiệp đồng, chỉ đạo về mặt nghiệp vụ trong suốt quá trình thực hiện các khâu của chu trình NSSD đối với các phòng, ban và đơn vị trong Báo QĐND. Cơ quan tài chính phải tham mưu cho chỉ huy các đơn vị trong việc soạn thảo các chỉ thị, mệnh lệnh, quy định về thực hiện công tác quản lý và điều hành NSSD.

Muốn làm tốt các nhiệm vụ trên đòi hỏi đội ngũ cán bộ ngành tài chính phải có chất lượng tương xứng. Bác Hồ đã dạy: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”. Điều đó cho thấy con người quyết định mọi thành công hay thất bại trong công việc. Do vậy việc nâng cao chất lượng của bộ máy quản lý NSSD là tất yếu không thể thiếu được. Để tăng cường quản lý NSSD, thực hiện giải pháp này cần giải quyết một số vấn đề sau:

- Thường xuyên quan tâm giáo dục rèn luyện về phẩm chất, đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật cho đội ngũ cán bộ, nhân viên tài chính. Phấn đấu mỗi cán bộ, nhân viên tài chính phải thực sự gương mẫu, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, có lập trường tư tưởng kiên định vững vàng, tin tưởng tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng chấp hành nghiêm đường lối chính sách của Đảng và nhà nước. Thường xuyên trau dồi đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp.

- Phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ sỹ quan, QNCN và CNVQP về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Đào tạo tại chỗ, đào tạo tập trung, đào tạo trong Quân đội hoặc các trường ngoài Quân đội. Phấn đấu đội ngũ cán bộ, nhân viên tài chính có tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp,

trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh vững vàng, có năng lực quản lý, tham mưu tốt cho lãnh đạo chỉ huy cơ quan, đơn vị quản lý tốt nguồn NSSD ở đơn vị mình.

Hàng năm tổ chức tập huấn nghiệp vụ về công tác bảo đảm, quản lý tài chính, tài sản cho chỉ huy trưởng và các đồng chí trực tiếp làm công tác tài chính của các đơn vị. Khi có văn bản chế độ mới phải kịp thời hướng dẫn cụ thể và triển khai thực hiện cho các đơn vị.

- Thường xuyên rà soát đánh giá trình độ năng lực một cách đầy đủ để sắp xếp bố trí công việc theo đúng năng lực của từng người và có kế hoạch tổ chức đào

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi ngân sách sử dụng tại báo quân đội nhân dân – tổng cục chính trị quân đội nhân dân việt nam (Trang 100 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w