Hoàn thiện cấp phát và thanh, quyết toán ngân sách sử dụng

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi ngân sách sử dụng tại báo quân đội nhân dân – tổng cục chính trị quân đội nhân dân việt nam (Trang 113 - 116)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách sử dụng tại Báo Quân đội nhân

4.3.4. Hoàn thiện cấp phát và thanh, quyết toán ngân sách sử dụng

Hoàn thiện cải cách thủ tục hành chính trong khâu cấp phát, thanh quyết toán ngân sách đảm bảo nhanh gọn, chặt chẽ, đúng pháp luật, giảm thời gian quyết toán ngân sách của đơn vị cấp trên cho đơn vị cấp dưới, cụ thể:

* Đối với kinh phí bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần và thực hiện chế độ, chính sách

- Tăng cường giao dự toán ngân sách ra Kho bạc Nhà nước đến các đơn vị trực thuộc Bộ đối với tất cả các loại ngân sách đã được phê duyệt;

- Thực hiện tạm cấp ngân sách cho năm sau trước ngày 31/12 năm trước để thực hiện chi lương và các khoản có tính chất tiền lương.

* Đối với hoạt động mua sắm hàng hoá tập trung, cấp phát hiện vật

Việc mua sắm tập trung chỉ thực hiện đối với các mặt hàng đặc thù, đơn vị cấp dưới không tạo nguồn được, hàng luân phiên dự trữ sẵn sàng chiến đấu ở các cấp phải dự trữ; theo đề nghị của đơn vị (có dự toán của đơn vị, được cấp có thẩm quyền thẩm định về số lượng, chất lượng và giá trị) và thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung cấp Bộ Quốc phòng đã được Bộ phê duyệt.

Theo lộ trình, hoạt động mua sắm tập trung được thực hiện theo phương thức: - Từ năm ngân sách 2019 đến 2020, thực hiện mua sắm tập trung như cơ chế hiện nay, nhưng theo hướng giảm dần. Những hàng hóa thông dụng trên thị trường sẽ dần được loại trừ khỏi Danh mục tài sản mua sắm tập trung cấp Bộ Quốc phòng, các đơn vị sẽ tự thực hiện mua sắm các mặt hàng thông dụng này.

- Từ năm ngân sách 2021, thực hiện mua sắm tập trung theo phương thức ký thoản thuận khung: Đơn vị mua sắm tập trung tổng hợp nhu cầu mua sắm, tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu và ký thỏa thuận khung với nhà thầu được lựa chọn; ngân sách chi mua sắm tập trung được giao cho các đơn vị (tổ chức trực tiếp sử dụng hàng hóa) để ký hợp hợp đồng trực tiếp, tiếp nhận hàng hóa và thanh toán cho nhà thầu được lựa chọn theo các quy định tại thỏa thuận khung.

Trên tinh thần đó, Báo QĐND cần làm tốt:

Đổi mới cách thức lập quyết toán NS và phân cấp trách nhiệm trong phê duyệt quyết toán; đề cao trách nhiệm cá nhân của thủ trưởng đơn vị sử dụng NS.

Quyết toán chi thường xuyên phải phản ánh và phân tích đầy đủ số liệu chi NS trên hệ thống báo cáo quyết toán đồng thời phải thể hiện, giải trình được kết quả đầu ra của chi ngân sách đó là đạt được mục tiêu quản lý, để từ đó rút kinh nghiệm cho công tác quản lý ngân sách sử dụng trong những năm tiếp theo.

Tiếp tục hoàn thiện chế độ kế toán và quyết toán ngân sách sử dụng; nghiên cứu thiết lập hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn từ chi thường xuyên; chuẩn hóa đội ngũ kế toán tài chính và cán bộ quản lý tài chính các cấp đáp ứng tốt cho công tác quyết toán ngân sách sử dụng của đơn vị.

Khâu quyết toán ngân sách phải thực hiện đúng theo quy định của nhà nước, Bộ Quốc phòng về mẫu biểu, thời gian, chế độ quy định và nguyên tắc, kỷ luật tài chính.v.v...Quyết toán NSSD là khâu cuối cùng của chu trình quản lý NSSD, là bước tập hợp, xem xét báo cáo kết quả việc chấp hành dự toán ngân sách tháng, quý, năm.

Nâng cao chất lượng quyết toán chi NSSD ở các ngành, các đơn vị cần thực hiện tốt công tác chuẩn bị về mặt số liệu, đôn đốc thanh quyết toán, kiểm tra lại tình hình các khoản thu nộp, phải thu, phải trả. Tiến hành quyết toán chi NSSD chặt chẽ về thủ tục quy định, trung thực về nội dung, chính xác về số liệu, chế độ tiêu chuẩn, quân số và đúng mục lục ngân sách. Thực hiện tốt công tác thẩm định số liệu trước khi quyết toán theo quy định tại Hướng dẫn số 2681/TC4 ngày 15/11/2006 của Cục Tài chính/BQP, kiên quyết không quyết toán những nội dung chi sai, chi không đúng chế độ tiêu chuẩn, thiếu chứng từ hợp lệ, hợp pháp.

Trên cơ sở tình hình số liệu quyết toán phải phân tích đánh giá toàn diện tình hình bảo đảm và quản lý NSSD, kết quả sử dụng kinh phí cả phần các ngành nghiệp vụ tự chi và phần phân cấp cho các ngành, đơn vị cấp dưới trực thuộc, cả phẩn bảo đảm bằng tiền và phần bảo đảm bằng hiện vật, cả nội dung kinh tế và tính pháp lý, vừa khái quát hệ thống vừa chi tiết, cụ thể ở từng nội dung chi kinh phí, từng đầu mối đơn vị trực thuộc.

Thông qua quyết toán ngân sách và tổng kết công tác tài chính năm đánh giá được những ưu điểm, nhược điểm, chỉ ra được nguyên nhân từ đó đề ra các phương

hướng biện pháp quản lý ngân sách nói chung trong đó có quản lý NSSD nói riêng các năm sau được hoàn thiện và tốt hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý thu chi ngân sách sử dụng tại báo quân đội nhân dân – tổng cục chính trị quân đội nhân dân việt nam (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w