FTP (Fund Transfer Pricing) Giá chuyển vốn nội bộ

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý danh mục cho vay tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 019 (Trang 35)

Cơ chế FTP còn được gọi là Cơ chế quản lý vốn tập trung về HSC, theo đó, các CN trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua và bán vốn với HSC thông qua Phòng Alco. HSC sẽ “mua” toàn bộ tài sản Nợ của CN và “bán” vốn để CN sử dụng cho tài sản Có theo cơ chế tính theo số dư, áp giá riêng cho từng loại tài sản Có, tài sản Nợ. Từ đó, thu nhập và chi phí của từng CN được xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với HSC, tập trung rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất về HSC.

Cho vay Bán các khoản cho vay Chứng khoán phát hành Người đi vay ◄--- ► Ngân hàng

khởi tạo SPV Nhà đầutư

Ị i_ Ị I -J !_. Tiền mua nợ Ị Ị i i_ Tiền bán CK I i 24

Hình 1.1, Cơ chế quản lý vốn tập trung

Nguồn: Cơ chế quản lý vốn tập trung, Ngân hàng BIDV

Ngân hàng có sử dụng giá chuyển vốn nội bộ để xác định giá bán vốn đối với từng chi nhánh. Giá bán vốn cho từng chi nhánh phụ thuộc vào giới hạn cho vay, thế mạnh, đặc điểm địa lý của chinh nhánh và tương quan lợi nhuận giữ chi nhánh và hội sở. Do vậy có thể điều chỉnh được cơ cấu danh mục cho vay phù hợp với mục tiêu của ngân hàng

1.2.5.3. Chứng khoán hóa các khoản cho vay

Chứng khoán hóa là việc phát hành các chứng khón có tính khả mại được đảm bảo bằng các nguồn thu dự kiến có được từ các tài sản đặc biệt. [3]

Quyền sở hữu các khoản cho vay được chuyển nhượng một cách hợp pháp từ người khởi tạo giao dịch (ngân hàng thực hiện cho vay) sang cho một tổ chức chuyên môn hóa (còn gọi là tổ chức trung gian chuyên trách- The Special Purpose Vehicle, viết tắt là SPV). Sau đó tổ chức này phát hành các chứng khoán dựa trên tập hợp những khoản vay nợ phân phát cho các nhà đầu tư. Số tiền mà SPV thu được do bán chứng khoán cho nhà đầu tư được chuyển trả cho ngân hàng cho vay ban đầu [13].

25

Thanh toán khoản vay Quản lý & thanh toán Thanh toán gốc & lãi CK

Nguồn: giáo trình quản trị rủi ro tín dụng

Các loại chứng khoán tam gia qua trình chứng khoán hóa bao gồm: MBS ( là loại chứng khoán phát hành dựa trên cơ sở một hoặc một nhóm các khoản vay thế chấp), ABS ( là loại trái phiếu được phát hành trên cơ sở có sự đảm bảo bằng một tài sản hoặc một dòng tiền nào đó từ một nhóm tài sản gốc của người vay), CDO ( là loại chứng khoán được đảm bảo bằng các tài sản (ABS) được cấu trúc với nhiều đợt).

Sử dụng công cụ chứng khoán hóa các khoản cho vay có ý nghĩa khác nhau đối với các loại hình định chế tài chính. Đối với ngân hàng khởi tạo, tùy thuộc vào loại hình chứng khoán hóa thực hiện sẽ đem đến cho ngân hàng một trong những lợi ích như: chuyển rủi ro tín dụng ra khỏi danh mục, giải phóng lượng vốn từ tái cấu trúc danh mục, giảm yêu cầu về vốn pháp lý, gia tăng nguồn quỹ, giảm thấp chi phí và cuối cùng là nâng cao các hệ số phản ánh năng lực tài chính của ngân hàng. Xét ở góc độ quản lý danh mục cho vay, chứng khoán hóa là biện pháp tái cấu trúc lại khoản nợ, giảm rủi ro tập trung trên danh mục cho vay của ngân hàng.

1.2.5.4. Sử dụng các công cụ phái sinh

Ở các nước phát triển, các hợp đồng phái sinh thường được sử dụng là: hợp đồng hoán đổi tổng thu nhập (TRS), hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ tín dụng (CDS), hợp đồng quyền chọn tín dụng...

26

> Hợp đồng hoán đổi tổng thu nhâp (TRS) là một dạng của phái sinh tín dụng, trong đó thỏa thuận một bên trao đổi tổng thu nhập từ một loại tài sản ( trái phiếu, khoản vay..) gọi là bên trả (the payer) để đổi lấy một mức lãi suất thỏa thuận bao gồm lãi suất tham chiếu cộng với mức chênh lệch từ bên đối tác- bên nhận( the receive). Tổng thu nhập bao gồm: lãi coupon, lợi tức và lãi lỗ của tài sản trong thời gian của hợp đồng hoán đổi. Điều này có nghĩa là ngân hàng đã đổi lấy một khoản thu nhập chứa đựng đầy rủi ro từ cho vay để nhận lấy một khoản thu nhập khác ổn định hơn.

> Hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ tín dụng (CDS): là một dạng hợp đồng song phương trong đó hai bên đồng ý phân tách và trao đổi riêng rủi ro tín dụng của ít nhất một chủ thể thứ ba. Nói cách khác đây là một hơp đồng cung cấp bảo hiểm cho rủi ro của một khoản vay.

Biểu đồ 1.5, Cơ chế của CDS Người bán bảo hiểm Phí Sự kiện tín dụng xảy ra Thanh toán Người mua bảo hiểm ( NHTM) Sự kiện tín dụng không xảy ra Zero

Nguồn: giáo trình quản trị rủi ro tín dụng, Học viện ngân hàng

> Hợp đồng quyền chọn tín dụng:Khi ngân hàng lo ngại khoản tín dụng vừa cấp cho khách hàng có chất lượng kém, ngân hàng sẽ tìm đến người bán quyền để mua quyền chọn tín dụng với một mức phí nhất định phụ thuộc vào giá trị của khoản cho vay. Khi đến hạn thu nợ, ngân hàng sẽ sử dụng quyền chọn của mình để được thanh toán toàn bộ thu nhập cho khoản vay. Trường hợp người vay thanh toán đầy đủ và đúng hạn, ngân hàng sẽ bỏ quyền chọn và chấp nhận mất khoản phí mua quyền chọn và chấp nhận mất khoản phí mua quyền chọn.

Công cụ phái sinh rất hiệu quả trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng, vì trên thực tế khi người đi vay bị phá sản, ngân hàng sẽ phải gánh chịu thiệt hại từ các khoản cho vay, đầu tư có liên quan. Tuy nhiên, khoản thiệt hại này vẫn có thể bù đắp bởi thu

27

nhập từ các công cụ phái sinh. Ngoài ra, nhờ công cụ phái sinh mà rủi ro trong nền kinh tế được phân phối. Trong quá khứ, rủi ro tín dụng tưởng chừng chỉ nảy sinh trong hoạt động của ngân hàng nay được mở rộng sang đối tượng khác như: công ty tài chính, quỹ đầu tư mạo hiểm... Những cú sốc trong kinh tế như đổ vỡ hay khủng hoảng trong ngành riêng lẻ có thể được giảm nhẹ do có sự tham gia chia sẻ từ những ngành khác, nhờ đó mà góp phần ổn định hệ thống tài chính.

1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý danh mục cho vay

1.2.6.1. Các nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng thương mại

Nhận thức và quan điểm của ngân hàng về vấn đề quản lý danh mục cho vay

Đây được xem là yếu tố quan trọng vì nó quyết định ý thức chủ động của các ngân hàng trong việc sử dụng quản lý danh mục cho vay như là một trong các công cụ để đạt mục tiêu kinh doanh. Mặt khác áp dụng quản lý danh mục cho vay là biểu hiện của khả năng tiếp cận các chuẩn mực, thông lệ quốc tế của ngân hàng, vì vậy nó là xu hướng tất yếu của các ngân hàng đang trên đà hội nhập quốc tế.

Ngoài nhận thức về sự cần thiết phải thực hiện quản lý danh mục cho vay,thì quan điểm của nhà quản trị cũng là vấn đề quan trọng, sẽ chi phối hành độngcủa họ. Theo lý thuyết tài chính hiện đại, các nhà quản lý nói chung và nhà quản trị ngân hàng nói riêng được chia thành hai trường phái có quan điểm trái ngược nhau (i) Trường phái phòng thủ có các hành động mang tính bị động, thông thường họ nghiêng về hướng xử lý sau, nhằm giảm thiểu tác động của rủi ro đến kết quả kinh doanh của ngân hàng; (ii) Trường phái tấn công, luôn có các hành động đi trước, không chờ đến khi danh mục hình thành và rủi ro xuất hiện mớihành động. Một trong các biểu hiện của trường phái này là họ sử dụng đa dạng hóa các loại tài sản cho vay trên danh mục như là một biện pháp chính để ngăn chặn, giảm thiểu sự xuất hiện của rủi ro. Ngoài ra nhà quản lý theo trường phái này cũng rất có ý thức chủ động trong việc điều chỉnh cơ cấu danh mục để tìm kiếm cơ hội gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Khả năng lập kế hoạch, thiết kế danh mục cho vay

Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động quản lý danh mục cho vay của ngân hàng. Muốn vậy, việc lập kế hoạch và thiết kế danh mục phải được dựa trên những dự báo chính xác về các điều kiện của nền kinh tế, các diễn biến của thị

28

trường trong thời gian xây dựng danh mục cho vay và đồng thời xuất phát từ các điều kiện thực tế của ngân hàng tại thời điểm lập kế hoạch.

Khả năng điều hành quản lý danh mục cho vay

Yếu tố này biểu hiện năng lực của nhà quản trị ngân hàng, trong việc tổ chức thực hiện và giám sát danh mục cho vay. Bộ máy tổ chức gọn nhẹ nhưng hiệu quả, quy định cơ chế giám sát chặt chẽ, phù hợp với mô hình tổ chức và năng lực của nhân có tác động rất lớn đến hiệu quả của công tác quản lý danh mục cho vay tại ngân hàng. Do đó, bên cạnh khả năng hoạch định, thiết kế danh mục thì năng lực điều hành giám sát có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc biến danh mục dự định thành hiện thực. Mặt khác, việc điều chỉnh cơ cấu danh mục có kịp thời, hiệu quả hay không cũng thuộc về khả năng điều hành giám sát danh mục của nhà quản trị, nó cho thấy sự nhạy bén của nhà quản trị trong vấn đề nắm bắt những biến đổi của nền kinh tế, chính sách điều hành vĩ mô của Chính phủ, của ngân hàng Nhà nước ... áp dụng vào quá trình điều hành thực tế tại ngân hàng.

Các điều kiện nội lực của ngân hàng

Trong các yếu tố nội lực, vốn tự có của ngân hàng là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động quản lý danh mục cho vay của một ngân hàng thương mại.Xét ở góc độ kinh doanh, vốn tự có biểu hiện cho khả năng, sức mạnh về tài chínhcủa ngân hàng, nó có ý nghĩa thực sự quan trọng trong môi trường cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại. Với một cơ cấu danh mục cho vay xác định, ngân hàng sẽ tính được giá trị tổn thất ngoài dự kiến và mức vốn kinh tế tương xứng để trang trải cho những tổn thất đó. Ngược lại, với mức vốn đã có, ngânhàng cũng có thể cấu trúc danh mục cho vay sao cho tổng tổn thất của toàn danh mục phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro của vốn ngân hàng.

Ngoài vốn tự có, các yếu tố nội lực khác như trình độ của đội ngũ nhân viêncho vay, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ/ bộ phận kiểm toán nội bộ tại ngân hàng, chất lượng của hệ thống thông tin quản lý, mạng lưới chi nhánh hoạt động ...cũng có những ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý danh mục. Đây là những yếu tố có tác động không nhỏ đến việc xây dựng và thực hiện danh mục cho vay, vì vậy các ngân

29

hàng phải cân nhắc một cách thận trọng ngay từ khi xây dựng mục tiêu, thiết lập chính sách cũng như thiết kế danh mục cho vay.

1.2.6.2. Các nhân tố từ môi trường bên ngoài

Môi trường kinh tế trong nước

Ngay từ khi mới ra đời cho đến nay, hoạt động cho vay của ngân hàng luôn được đánh giá là đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Do vậy,trong quản lý danh mục cho vay từ giai đoạn hoạch định mục tiêu, thiết kế danh mục cho đến khi giám sát thực hiện đều chịu ảnh hưởng rất lớn bởi môi trường kinh tế trong nước.

Trong khâu hoạch định, thiết kế danh mục, các ngân hàng phải hướng tớinhững ngành kinh tế chủ lực, mũi nhọn, những ngành kinh tế được Chính phủ /chính quyền địa phương ưu tiên tập trung phát triển trong từng thời kỳ nhất định.Một danh mục cho vay được thiết kế phù hợp với môi trường kinh tế sẽ đảm bảo hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra và tạo điều kiện để duy trì lợi nhuận một cách bền vững cho ngân hàng

Quá trình thực hiện danh mục cho vay cũng có sự gắn kết chặt chẽ với biếnđộng của nền kinh tế và điều này đem lại cả thuận lợi cũng như khó khăn cho hoạt động quản lý danh mục cho vay của ngân hàng. Trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng “nóng” cơ cấu danh mục cho vay của ngân hàng cóthể đi lệch hướng ban đầu, chỉ tập trung vào một số ít ngành đang phát triển mạnh. Trong ngắn hạn điều này có thể đem lại lợi nhuận cho ngân hàng tức thời, tuy nhiên khi môi trường kinh tế thay đổi thì rủi ro tiềm ẩn mới thực sự bộc lộ và hậu quả tổn thất sẽ khôn lường cho ngân hàng.Chính vì vậy trong quá trình thực hiện danh mục, đòi hỏi các ngân hàng phải nắm bắt kịp thời những biến động của nền kinh tế, có những quyết sách phù hợp với sự thay đổi đang diễn ra trong nền kinh tế, đảm bảo lợi nhuận và tổn thất của danh mục cho vay luôn nằm trong khả năng kiểm soát của ngân hàng.

Vai trò giám sát của cơ quan quản lý ngân hàng

Hoạt động cho vay của ngân hàng luôn luôn và bao giờ cũng phải đặt trong khuôn khổ luật pháp của một quốc gia nhất định. Một danh mục cho vay khi xây dựng phải tuân thủ các giới hạn và chịu sự giám sát của ngân hàng Trung Ương, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Sự giám sát của cơ quan quản lý

30

ngânhàng vừa có ý nghĩa định hướng cho các ngân hàng tuân theo các chuẩn mực chung, vừa có tác dụng cảnh báo từ xa. Do vậy vai trò giám sát cảnh báo của cơ quan quản lý ngân hàng là hết sức cần thiết, nhằm đảm bảo sự an toàn không chỉ cho từng ngân hàng mà còn cho cả hệ thống.

Sự phát triển của thị trường tài chính trong nước

Trong các yếu tố khách quan, sự tác động của thị trường tài chính trong nước có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý danh mục cho vay của ngân hàng thương mại. Một thị trường tài chính năng động, sẽ tạo điều kiện hỗ trợ cũngnhư kích thích các ngân hàng thương mại tham gia thỏa mãn các nhu cầu trao đổi, nhằm tái cấu trúc danh mục cho vay, từ đó đạt mục tiêu kinh doanh tốt hơn. Tình trạng kém phát triển của thị trường tài chính sẽ khiến các ngân hàng trở nên thụđộng, không linh hoạt để thay đổi cấu trúc danh mục, khókhăn trong quá trình hội nhập. Thực tế cho thấy, sự phát triển năng động của thịtrường tài chính luôn tác động vào danh mục cho vay của ngân hàng, khiến cho cơ cấu của nó có thể linh hoạt thông qua các hoạtđộng trao đổi, mua bán trên thị trường.

Xu hướng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng

Hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ bởi những tác động của quá trình hội nhập quốc tế. Danh mục cho vay của các ngân hàng không chỉ gói gọn trong phạm vi một lãnh thổ mà mở rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới, vì vậy sự biến động của nền kinh tế thế giới và khu vực có tác động rất mạnh mẽ tới hiệu quả hoạt động cũng như danh mục cho vay của các ngân hàng. Mặt khác, khi hoạt động trong môi trường quốc tế, các ngân hàng phải tuân thủ các quy ước, các chuẩn mực do các tổ chức quốc tế như ủy ban giám sát ngân hàng Basel, quỹ tiền tệ quốc tế IMF, ngân hàng thế giới WB...

1.3. Quản lý danh mục cho vay kinh nghiệm quốc tế và bài học rút ra choViệt Việt

Nam

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý danh mục cho vay tại một số quốc gia trên thế giới.

31

bước chuyển từ quản lý các giao dịch cho vay truyền thống sang công việc quản lý danh mục cho vay dưới quan điểm của một nhà đầu tư. Năm 1968 tại Mỹ, tổ chức Ginie Mae dưới sự bảo lãnh của Hiệp hội thế chấp Quốc gia của Chính phủ thực hiện chứng khoán hóa dựa trên các khoản cho vay có thế chấp. Bên cạnh đó, các NHTM cũng thiếp lập các giới hạn an toàn nhằm hạn chế rủi ro tập trung, chẳng hạn như tại Anh đã quy định giới hạn cho vay của một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng không vượt quá 10% vốn tự có của ngân hàng [14].

Tuy nhiên trong thực tế hiện tượng tập trung cho vay quá nhiều vào một số ngành nhạy cảm vẫn xảy ra dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vào đầu thập niên 80 các ngân hàng miền tây nước Mỹ có dư nợ rất lớn tập trung vào ngành năng lượng dầu mỏ. Khi giá dầu giảm thấp, một loạt ngân hàng mất khả năng thanh toán, phải nhận sự cứu trợ của ngân hàng Trung ương Mỹ. Trường hợp khác vào năm 1983, tại Anh ngân

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý danh mục cho vay tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 019 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w