Xu hướng quản lý danhmụccho vay sau những năm 90

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý danh mục cho vay tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 019 (Trang 43 - 45)

Những khó khăn trong hoạt động cho vay của các ngân hàng trong những thập niên gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ thị trường các công cụ tài chính, những yêu cầu về tiêu chuẩn giám sát ngân hàng quốc tế ảnh hưởng tới các NHTM phải thay đổi hoàn toàn cách thức quản trị, tập trung nhìn nhận rủi ro và lợi ích ở góc độ toàn danh mục. Trong giai đoạn này, xu hướng quản lý danh mục cho vay có những biến chuyển rõ rệt:

> Thực hiện đa dạng hóa giảm thiểu rủi ro tập trung trên danh mục cho

vay

Vào những năm đầu thập niên 90, tại các quốc gia như Úc, Đức, Mỹ... đã xuất hiện những bài nghiên cứu, hội khảo khoa học về tác động chiến lược tập trung hoặc

32

đa dạng hóa trên danh mục cho vay đối với hiệu quả kinh doanh. Cụ thể đa dạng hóa danh mục cho vay sẽ làm giảm dự phòng nợ xấu trong tương lai, có thể hoạt động với mức vốn thấp hơn, từ đó làm giảm chi phí, tiết kiệm nguồn lực, gia tăng hiệu quả lợi nhuận. Chẳng hạn như tại Đức, xu hướng phát triển đa dạng hóa danh mục cho vay bắt đầu từ các ngân hàng tiết kiệm, ngân hàng hợp tác, sau đó lan rộng sang các ngân hàng có quy mô nhỏ. Ngoài ra, các NHTM cho rằng cần phải tăng cường giám sát theo ủy ban Basel là điều kiện cần thiết để quản lý thành công danh mục cho vay.

> Các mô hình đo lường rủi ro danh mục từng bước được áp dụng

Mô hình đo lường rủi ro danh mục đầu tiên xuất hiện trên thế giới trong thập niên 90, được tiếp tục phát triển và cải tiến khá mạnh sau những năm 2000. Mô hình hiện đại đề cập đến rủi ro ở góc độ tồng thể danh mục không phải trên phương diện từng giao dịch đơn lẻ. Các mô hình nhấn mạnh đến mối tương quan giữa khoản cho vay và tầm quan trọng thiết yếu của dự đa dạng hóa trên danh mục cho vay trong định lượng rủi ro danh mục cho vay giúp ngân hàng lượng hóa được mức độ tổn thất. Điều này khẳng định rõ xu hướng chuyển đổi cách thức quản lý hoạt động cho vay của NHTM trong giai đoạn này.

> Sử dụng công cụ tài chính hiện đại nhằm quản lý danh mục cho vay

Sau những năm 90 việc sử dụng các công cụ điều chỉnh cơ cấu danh mục trở thành xu hướng phổ biến. Với công cụ này, danh mục cho vay của các ngân hàng trở nên linh hoạt, các khoản cho vay được xem như hàng hóa có thể dễ dàng chuyển nhượng thông qua hoán đổi rủi ro tín dụng, chứng khoán hóa... rủi ro tập trung từ đó được giảm thiểu. Mỹ là quốc gia đầu tiên ứng dụng các công cụ này với mục đích tái cơ cấu danh mục. Kể từ khi công cụ hoán đổi rủi ro tín dụng kết hợp chứng khoán hóa ra đời năm 1997, thị trường công cụ này gần như tăng gấp 2 lần giá trị mỗi năm, hơn 100 tỷ USD vào năm 2000 và đạt hơn 6.4 nghìn tỷ vào năm 2004, đến 2008 con số này là 62 nghìn tỷ USD [7]. Sau đó, do những lợi ích mà công cụ tài chính mang lại tại nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng các công cụ tài chính như biện pháp quản lý danh mục cho vay hiệu quả

Tóm lại có thể thấy rằng, giai đoạn từ sau 1990 tại nhiều quốc gia trên thế giới, quản lý danh mục cho vay đang dần trở thành một phương thức quản trị hiện đại được áp dụng phổ biến tại các NHTM. Theo kết quả của cuộc khảo sát về quan điểm và thực

33

hành quản lý danh mục tín dụng do tổ chức Rutter Associates (Mỹ) phối hợp với tạp chí Tín dụng (Credit Magazine) tiến hàng vào cuối năm 2000 tại 42 ngân hàng/tổ chức tài chính trên khắp thế giới: có 95% tổ chức được khảo sát và cho biết chức năng quản lý danh mục không thể thiếu được trong tổ chức. Điều này cho thấy những thay đổi trong nhận thức của các NHTM từ xu hướng quản trị giao dịch truyền thống sang xu hướng quản trị lý mục hiện đại.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý danh mục cho vay tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 019 (Trang 43 - 45)