Điều chỉnh danhmụccho vay củaBIDV

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý danh mục cho vay tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 019 (Trang 70 - 74)

a. Điều chỉnh nội bảng

Như đã đề cập trong chương I, khi ngân hàng muốn điều chỉnh danh mục cho vay có thể sử dụng phương pháp điều chỉnh nội bảng hoặc ngoại bảng. Theo phương pháp điều chỉnh nội bảng tại BIDV, khi muốn điều chỉnh giảm tỷ trọng dư nợ một loại hình

56

cho vay nào đó, BIDV tích cực thu hồi nợ đối với loại hình cho vay cần giảm; tăng dư nợ các loại hình cho vay khác để thay đổi tỷ trọng các loại cho vay như mong muốn. Định kỳ BIDV có sự đánh giá danh mục cho vay thông qua các báo cáo về hoạt động cho vay phân bổ theo ngành nghề, đối tượng khách hàng và khu vực đầu tư. Tuy nhiên, BIDV cũng chưa xây dựng và áp dụng các mô hình đánh giá mức độ tác động của các nhân tố tới rủi ro khoản vay riêng lẻ và và cả danh mục cho vay theo từng thời kì cập nhật để ngân hàng điều chỉnh cho vay trên cơ sở kết quả đó. BIDV chỉ thông qua báo cáo, bộ phận chính sách của BIDV sẽ có những nhận định cần mở rộng hay thu hẹp khu vực đầu tư nào trong phương hướng hoạt động 6 tháng một lần, thậm chí nếu cần thiết sẽ khuyến nghị ngay cho các chi nhánh triển khai.

Ngoài sử dụng các biện pháp trên, BIDV còn sử dụng FTP- giá chuyển vốn nội bộ để thực hiện điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay theo định hướng của ban điều hành. Đây là biện pháp khả phổ biến mà các NHTM trên thế giới đã áp dụng.

Hình 2.2, Luân chuyển vốn giữa các chi nhánh. Hội sở chính thực hiện điều hòa vốn giữa các chi nhánh qua cơ chế mua-bán vốn

Thị trường CN 1: Thiếu vốn Bán toàn bộ vốn cho CN 1 TRUN G TÂM VỐN Mua toàn bộ

57

Vốn được luân chuyển giữa các chi nhánh thông qua trung tâm vốn, nơi tập trung toàn bộ nguồn vốn và tài sản của ngân hàng. Trung tâm vốn “mua” tất cả tài sản Nợ và “bán” tất cả các tài sản Có cho đơn vị kinh doanh (các chi nhánh).Định giá chuyển vốn nội bộ sẽ chấm dứt việc điều chuyển vốn bằng tiền giữ Hội sở chính và chi nhánh, chuyển chức năng của chi nhánh thành các đơn vị kinh doanh thực sự còn Hội sở chính là bộ phận quản lý, điều hành, điều hòa vốn trong toàn hệ thống.

Định kỳ Hội sở chính xác định giá mua vốn, bán vốn FTP tới các đơn vị kinh doanh, các đơn vị kinh doanh căn cứ vào giá FTP cùng với các chỉ tiêu kế hoạch được giao quyết định thực hiện các hoạt động kinh doanh tại đơn vị mình.

Công thức tính giá FTP

FTP = I + NIM Trong đó

FTP: giá chuyển vốn

I: lãi suất huy động của kỳ hạn tương ứng. NIM: lãi cận biên của giao dịch.

Trường hợp trung tâm “mua vốn” NIM = 30-50% NIMmin Trường hợp trung tâm “bán vốn” NIM = 40-60% NIMmin

Trong đó NIMmin là chênh lệch tối thiểu giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay do Tổng giám đốc quy định trong từng thời kỳ.

Giá chuyển vốn nội bộ (FTP) là lãi suất do Trung tâm công bố cho từng thời kỳ đối với việc “mua vốn” hoặc “bán vốn” giữa Trung tâm với các đơn vị kinh doanh.

Giá FTP là căn cứ để đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị kinh doanh và cũng là công cụ để Hội sở chính điều hành vốn trong toàn ngành nhằm hỗ trợ công tác quản lý danh mục. Khi cơ cấu danh mục cho vay không đi theo đúng định hướng điều hành ban lãnh đạo có thể điều chỉnh danh mục thông qua giá bán vốn nội bộ đối với các đơn vị kinh doanh nhằm tăng hoặc giảm tỷ trọng đối với một loại hình cho vay nào đó. Nhờ đó Hội sở chính có thể điều tiết, cơ cấu lại danh mục cho vay để phục vụ mục tiêu quản lý của mình. (khuyến khích hoặc hạn chế các sản phẩm)

Khối KDV& TT có trách nhiệm xây dựng cơ chế định giá chuyển vốn, định kỳ xác định và thông báo giá FTP tới các đơn vị kinh doanh để thực hiện.

58

Ngoài ra, BIDV cũng đã sử dụng hình thức mua bán nợ để điều chỉnh danh mục cho vay. Ở Việt Nam, thị trường mua bán nợ đang hình thành với sự ra đời của các công ty quản lý tài sản trực thuộc ngân hàng và VAMC được thành lập và hoạt động theo nghị định số 53/NĐ-CP, quyết định số 1453/QĐ-NHNN. Nghiệp vụ mua bán nợ của các TCTD ở Việt Nam được thành lập, hoạt động theo quyết định số 59/QĐ- NHNN và quyết định số 16/QĐ-HĐTV của VAMC (Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng).

BIDV cũng đã thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (BAMC) thực hiện chức năng: tiếp nhận, thu hồi và quản lý các khoản nợ tồn đọng trong hệ thống BIDV, cơ cấu lại nợ tồn đọng bằng các biện pháp, trực tiếp mua bán, làm môi giới và cấu trúc lại các khoản nợ của BIDV và các TCTD khác, xử lý TSĐB bằng các biện pháp thích hợp.

Năm 2014, BIDV đã bán 6.166 tỉ đồng nợ xấu trên sổ sách cho VAMC và là ngân hàng bán nợ xấu nhiều nhất trong năm cho VAMC. Đến năm 2015, BIDV tiếp tục là ngân hàng đăng ký bán nợ xấu nhiều nhất trong các TCTD.

Biểu đồ 2.6, Số nợ xấu BIDV đăng ký bán trong năm 2015

Đơn vị: Tỷ đồng So nợ xấu ngân hàng dựkiển bản cho AAMC năm 2015

Vietcombank

cafef Nguồn: cafef

Khi bán nợ xấu cho VAMC, BIDV sẽ nhận được trái phiếu đặc biệt. Trái phiếu đặc biệt do VAMC thanh toán cho BIDV được sử dụng để vay tái cấp vốn tại NHNN. Tuy nhiên, khi cầm trái phiếu trong tay thì rủi ro cũng không nhỏ. Các ngân hàng sẽ

59

phải trích lập dự phòng rủi ro hàng năm đối với trái phiếu này với tỷ lệ hơn 20% mệnh giá. Việc trích lập dự phòng nhằm tích lũy nguồn lực để xử lý các khoản nợ, nếu đến kỳ đáo hạn mà VAMC không thu hồi được nợ sẽ chuyển ngược lại cho ngân hàng. Cơ chế này làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng buộc BIDV phải hoạt động hiệu quả hơn bởi trái phiếu VAMC chỉ kéo dài thời gian ghi nhận thua lỗ. Tuy nhiên, thực hiện bán nợ cho VAMC đã phần nào tạo thuận lợi cho BIDV từng bước xử lý nợ xấu cơ cấu lại danh mục cho vay, nâng cao chất lượng tài sản góp phần tích cực nâng cao khả năng mở rộng tín dụng cho khách hàng.

b. Điều chỉnh ngoại bảng

Ve phía các công cụ điều chỉnh ngoại bảng như chứng khoán hóa nợ, hoán đổi rủi ro tín dụng... vẫn chưa được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. BIDV cũng chưa sử dụng các công cụ này để thực hiện điều chỉnh danh mục cho vay. Trong khi hiệu quả của các công cụ điều chỉnh nội bảng BIDV đang sử dụng thiếu linh hoạt, có độ trễ nhất định về thời gian từ khi ban hành đến khi thực hiện thì sử dụng các công cụ điều chỉnh ngoại bảng có tính linh hoạt cao hơn vẫn đảm bảo cơ cấu danh mục cho vay mục tiêu trong quá trình thực hiện.

Như vậy, việc điều chỉnh danh mục cho vay đã được thực hiện tại BIDV sử dụng công cụ điều chỉnh nội bảng vẫn chưa sử dụng các biện pháp điều chỉnh danh mục cho vay theo hình thức chuyển dịch rủi ro tín dụng. Các biện pháp điều chỉnh như chứng khoán hóa, công cụ phái sinh. BIDV vẫn chưa xác định và coi đây là công cụ thực hiện điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay theo mục tiêu chính sách tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý danh mục cho vay tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 019 (Trang 70 - 74)