Xây dựng các quy định pháp lý và hoạtđộng thịtrường cho các công cụ

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý danh mục cho vay tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 019 (Trang 93 - 94)

cụ tài

chính có tính thương mại cao tại Việt Nam

Đối với các nước trên thế giới, việc sử dụng các công cụ quyền chọn, các công cụ của nghiệp vụ phái sinh, các hoạt động mua bán nợ, chứng khoán các khoản nợ... trong hoạt động kinh doanh cũng như trong quản lý rủi ro ở các ngân hàng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với Việt Nam các hoạt động này rất mới mẻ và chưa được áp dụng nhiều trong lĩnh vực ngân hàng, NHNN với chức năng là hướng dẫn và quản lý các ngân hàng trong quá trình hoạt động, cũng phải tích cực nghiên cứu các mô hình ở nước ngoài, lựa chon các mô hình phù hợp đối với Việt Nam có những hướng dẫn chi tiết và xât dựng cơ sở pháp lý cho sự ra đời của các công ty kinh doanh quyền chọn, công ty mua bán nợ. nhằm phát huy tối đa mọi nguồn lực của xã hội, tăng cường sự liên kết trong sử dụng các hoạt động chuyển giao tài sản, giúp các ngân hàng đa dạng hóa trong các nghiệp vụ quản lý danh mục cho vay như sau:

Thứ nhất, cần xây dựng cơ chế hoạt động cho từng loại sản phẩm phái sinh áp dụng, điều này cũng có ý nghĩa chuẩn hóa giao dịch trên thị trường chính thức, tránh hiện tượng mỗi ngân hàng áp dụng một kiểu khác nhau do giao dịch trên thị trường phi chính thức.

Thứ hai, mở rộng phạm vi áp dụng công cụ hoán đổi rủi ro tín dụng cho các NHTM tham gia với tư cách người cung cấp sản phẩm, không nên chỉ áp dụng thí điểm cho một vài ngân hàng như hiện tại. Điều này sẽ tránh được hiện tượng độc

79

quyền về giá bán, bất lợi cho các chủ thể tham gia với vị trí là người mua. Mặt khác, cần khuyến khích các chủ thể ngoài ngân hàng tham gia, nhất là các công ty kinh doanh bảo hiểm với vai trò người bán bảo vệ. Tuy nhiên cần có quy định chặt chẽ về điều kiện tham gia của người bán, người mua và điều kiện của khoản vay tham chiếu, tránh áp dụng một cách đại trà dẫn đến khó kiểm soát được hoạt động của thị trường.

Thứ ba, giới hạn mục đích tham gia của các NHTM là nhằm bảo hiểm rủi ro tín dụng với mục đích phòng hộ, không nhằm mục đích đầu cơ. Do vậy, yêu cầu ngân hàng mua bảo hiểm phải sở hữu thực sự các khoản vay, không chấp nhận mua bán “khống” khoản vay không tồn tại trên danh mục có nghĩa là giới hạn phạm vi hoạt động của giao dịch phái sinh. Ngoài ra, cũng cần có quy định giới hạn doanh số giao dịch sơ với vốn tự có nhằm hạn chế rủi ro trong khả năng chấp nhận được của từng ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý danh mục cho vay tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 019 (Trang 93 - 94)