Nghiên cứu sử dụng các công cụ điều chỉnh danhmụccho vay

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý danh mục cho vay tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 019 (Trang 88 - 89)

Sau những năm 90 sử dụng các công cụ điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay trên thế giới trở thành xu hướng phổ biến đối với các ngân hàng. Với công cụ này danh mục cho vay của ngân hàng trở nên linh hoạt, các khoản cho vay được xem như hàng hóa có thể dễ dàng chuyển nhượng từ đó rủi ro tập trung được giảm thiểu. Tại BIDV chủ yếu sử dụng công cụ điều chỉnh nội bảng vẫn chưa sử dụng các biện pháp điều chỉnh danh mục cho vay theo hình thức chuyển dịch rủi ro tín dụng như đồng tài trợ, chứng khoán hóa, công cụ phái sinh. BIDV cần xác định coi đây là công cụ thực hiện điều chỉnh danh mục cho vay theo mục tiêu chính sách tín dụng. Trên cở sở báo cáo danh mục cho vay định kỳ hoặc bất thường liên quan đến vượt mức cho vay theo tỷ trọng của các nhóm khách hàng, ngành nghề, đối tượng khách hàng, BIDV cần nghiên cứu xây dựng và thực hiện các giải pháp để điều chỉnh danh mục cho vay phù hợp với chiến lược của ngân hàng:

Thứ nhất, bán các khoản vay. BIDV cần thay đổi quan niệm hiện nay là chỉ bán các khoản nợ xấu mà nên thay đổi linh hoạt sử dụng công cụ này để thay đổi linh hoạt tăng giảm quy mô dư nợ khi cần thiết. Đồng thời, củng cố lại chức năng nhiệm vụ của các công ty mua bán và khai thác tài sản tại ngân hàng cho phép đàm phán, thương lượng đến mua bán tài sản (trái phiếu, khoản nợ) với mọi đối tác trên thị trường.

74

Thứ hai, Chứng khoán hóa các khoản cho vay. Chứng khoán hóa là sự chuyển giao rủi ro tín dụng từ ngân hàng cho vay sang cho một các nhà đầu tư, những người bỏ tiền ra mua chứng khoán. Hoạt động chuyển giao này thông qua một tổ chức là trung gian phát hành chứng khoán ra thị trường trên cơ sở các khoản cho vay của ngân hàng. Trong điều kiện hiện nay, BIDV có thể giao cho các công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc thực hiện. Áp dụng cơ chế chuyển giao, công ty chứng khoán nhận chuyển giao quyền sở hữu khoản vay từ ngân hàng, thực hiện phát hành ra thị trường các loại chứng khoán ra thị trường. Để thực hiện được hoạt động này, BIDV cần phải có quy định chuẩn hóa về khoản cho vay được chứng khoán hóa chẳng hạn như quy mô, thời hạn, lãi suất cho vay ban đầu, điều kiện bảo đảm chất lượng khoản vay...

Thứ ba, Sử dụng các công cụ phái sinh. Như đã trình bày trong chương I, các công cụ như phái sinh tín dụng, quyền chọn tín dụng, hoán đổi tín dụng. mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng để điều chỉnh cơ cấu danh mục phù hợp với mục tiêu của chính sách tín dụng. Đây là công cụ mới mẻ tại Việt Nam, do đó BIDV cần phải đưa ra các văn bản, quy định hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng nghiệp vụ phái sinh trong thực tế dưới sự tư vấn của các ngân hàng trên thế giới và phù hợp với luật pháp cũng như môi trường,tập quán. Đồng thời, phải xây dựng bộ phận chuyên môn thực hiện giao dịch các nghiệp vụ phái sinh tín dụng trực tiếp giúp ngân hàng chuyển dịch danh mục cho vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý danh mục cho vay tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 019 (Trang 88 - 89)