Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý danh mục cho vay tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 019 (Trang 45 - 51)

Thứ nhất, không được xem nhẹ vấn đề quản lý danh mục cho vay. Thực hiện quản lý danh mục cho vay cùng với quản trị giao dịch cho vay là xu hướng tất yếu của hoạt động quản trị ngân hàng trong nền kinh tế hiện đại. Nhận thức tập trung tín dụng là mối đe dọa đối với ngân hàng do đó cần phải xây dựng và tuân thủ chặt chẽ các giới hạn an toàn trên danh mục cho vay, đặc biệt là thường xuyên đánh giá rủi ro trong từng thị trường, ngành kinh tế, khu vực địa lý, sản phẩm để đa dạng hóa danh mục cho vay. Như vậy mới tạo ra được những danh mục cho vay có chất lượng tốt, tính đa dạng cao, rủi ro tập trung phù hợp với khả năng chịu đựng của mỗi ngân hàng.

Thứ hai, cần phải áp dụng các mô hình đo lường rủi ro trong quản lý danh mục cho vay. Trước khi có các mô hình đo lường rủi ro, ngân hàng thường sử dụng phương pháp tính toán tổn thất rời rạc cho từng giao dịch, vì thế tổn thất toàn danh mục không được chính xác. Thông qua các mô hình đo lường rủi ro, tổn thất của toàn danh mục sẽ được tính toán khoa học dựa trên cơ sở dữ liệu lịch sử của mỗi ngân hàng. Mô hình đo lường rủi ro đảm bảo tính sát đúng giá trị tổn thất kỳ vọng và không kỳ vọng của danh mục cho vay. Ngân hàng sẽ so sánh mức tổn thất có phù hợp với khả năng chịu đựng của mình hay không, từ đó có hướng điều chỉnh thích hợp. Khi sử dụng mô hình đo lường trong quản lý danh mục, căn cứ vào cơ sỏ kỹ thuật, năng lực quản trị... để lựa chọn cách thức và phương pháp đo lường tạo điều kiện thực hiện tốt quản lý danh mục cho vay.

Thứ ba, cần phải có một cơ chế rõ ràng, chặt chẽ về pháp lý khi sử dụng các công cụ kỹ thuật điều chỉnh cơ cấu danh mục. Các ngân hàng cần phải xác định mục tiêu sử dụng các công cụ này nhằm tái cấu trúc danh mục, không sử dụng cho mục đích đầu cơ thu lợi nhuận. Bản thân các công cụ hoán đổi rủi ro, chứng khoán hóa nếu được sử dụng đúng cách sẽ có ý nghĩa tốt cho việc điều chỉnh rủi ro tập trung của danh mục

34

cho vay, nhưng nếu thiếu một cơ chế kiểm soát thì sẽ khuếch đại tổn thất trong phạm vi rất lớn.

Thứ tư, cần phải xây dựng thị trường tài chính trong nước với nhiều loại hàng hóa, công cụ tài chính. Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính với nhiều loại công cụ đa dạng như: phái sinh tín dụng, mua bán nợ, chứng khoán hóa... với mục đích và cách thức khác nhau, sẽ giúp các NHTM tham gia trao đổi, mua bán nhằm thay đổi cấu trúc danh mục cho vay một cách nhanh chóng thuận lợi. Cũng không thể không nhắc đến ảnh hưởng tích cực của thị trường tài chính trong việc thúc đẩy tính linh hoạt năng động và khả năng thích nghi của các ngân hàng với điều kiện của nền kinh tế hiện đại.

Thứ năm, vai trò của cơ quan giám sát phải luôn luôn được nhấn mạnh. Ở tầm vĩ mô, cần xây dựng hệ thống cơ quan giám sát phát hiện dấu hiệu cảnh báo trên danh mục cho vay, cũng như dấu hiệu bất ổn thị trường tài chính, kịp thời có các biện pháp ngăn chặn. Bên cạnh đó, việc hình thành một khung pháp lý chặt chẽ cho hoạt động ngân hàng cũng như thị trường tài chính cũng được coi trọng. Với hệ thống NHTM có điểm xuất phát thấp về quản trị như Việt Nam thì vai trò của cơ quan giám sát càng có ý nghĩa quan trọng.

35

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Với ý nghĩa hình thành khung lý thuyết cho toàn bộ khóa luận, chương I đã tập hợp những lý luận căn bản nhất về danh mục cho vay và quản lý danh mục cho vay trong hoạt động của NHTM. Những nội dung đã được giải quyết trong chương I bao gồm:

Thứ nhất: Làm rõ khái niệm danh mục cho vay, rủi ro danh mục cho vay, quản lý danh mục cho vay, đặc biệt là hai phương pháp quản lý danh mục cho vay ngẫu nhiên và quản lý danh mục cho vay kế hoạch.

Thứ hai: Các nội dung của quản lý danh mục cho vay được diễn giải trình tự theo các bước: mô hình tổ chức, xác định mục tiêu; xây dựng chính sách; tổ chức thực hiện, giám sát và điều chình sau giám sát. Đây là những nội dung cơ chính của quản lý danh mục cho vay theo xu hướng hiện đại.

Thứ ba: Chương I cũng đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý danh mục cho vay và quá trình phát triển hoạt động quản lý danh mục cho vay của một số nước trên thế giới, từ đó phân tích để rút ra bài học kinh nghiệm cho hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

ST T Ngàn hàng Tồng tài sàn (nghìn tỷ) Tin dung Huy đông LNTT (ty đồng) Tỷ lê nơ xẩu ROA ROE 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về ngân hàng BIDV

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tiền thân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, được thành lập theo Quyết định 177/TTg ngày 26/4/1957 của Thủ tướng Chính phủ, với chức năng ban đầu là cấp phát và quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách phục vụ tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Cuối năm 2011, BIDV đã tiến hành IPO để chuyển đổi hoạt động sang mô hình NHTM Cổ phần. Đây là đợt chào bán thành công nhất trên thị trường chứng khoán trong năm 2011.

Hoạt động truyền thống của BIDV là tài trợ cho các dự án quốc gia về phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung cung ứng tín dụng vào hỗ trợ xuất khẩu, sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ nông nghiệp nông thôn. Ngân hàng cũng có lợi thế trong việc tiếp cận các nguồn vốn hấp dẫn như vốn ODA và sở hữu một cơ sở khách hàng tương đối ổn định, bao gồm các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn, cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một số khách hàng lớn của BIDV có thể kể đến như Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).

Mạng lưới hoạt động của BIDV hiện nay gồm Hội Sở chính, 136 chi nhánh (gồm 01 Sở giao dịch) với 595 Phòng giao dịch, 16 Quỹ tiết kiệm hoạt động rộng khắp trên địa bàn 63 tỉnh/ thành phố trong cả nước là một trong 3 ngân hàng thqơng mại có mạng lưới rộng nhất Việt Nam. Ngoài ra, Ngân hàng cũng bắt đầu thâm nhập thị trqờng các nước trong khu vực thông qua việc mở văn phòng đại diện tại Myanmar, Campuchia và Lào.

Bước vào giai đoạn mới hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt nhiều hơn với cạnh tranh, thách thức, BIDV xác định định hướng chiến

37

lược phát triển đến năm 2020 trở thành Tập đoàn Tài chính Ngân hàng có chất lượng, hiệu quả, uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng BIDV

Sau 58 năm phát triển, BIDV đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất tại Việt Nam với mức vốn điều lệ 33.271tỷ đồng. Tổng tài sản của Ngân hàng cũng đã tăng tương ứng lên 650 nghìn tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 18,6%, cao nhất trong 03 năm trở lại đây. Dư nợ tín dụng đạt trên 460 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 18,9%, tăng trưởng gắn với kiểm soát chất lượng, tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,03%. Nguồn vốn huy động đạt trên 501 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 20,4%. Lợi nhuận trước thuế đạt 6.297 tỷ đồng, tăng trưởng 19%, RO A 0,83% và RO E 15,27%. Hệ số an toàn vốn CAR đạt trên 9%. Kết thúc năm 2014, BIDV là ngân hàng có tổng tài sản lớn thứ hai (sau Vietinbank) trong số các ngân hàng TMCP.

1 VCB 540 324 419 5680 2,3% 0,9 10,5 7

ì* CTG 660 440 596 7300 1,1% 1,2 10,4

3 BID 655 461 502 6065 1,8% 0.8 14,4

Nguồn: Cafef

BIDV nằm trong top 3 Ngân hàng đứng đầu về cho vay, huy động và tổng tài sản. Trong giai đoạn 2011-2014, BIDV đứng thứ hai toàn hệ thống về huy động vốn từ tiền gửi khách hàng và tổng dư nợ. Năm 2013, chiếm 11,2% thị phần cho vay và 12,7% thị phần huy động.

Năm 2014, tổ chức định hạng tín nhiệm Moody’s đã nâng mức xếp hạng BIDV lên B1 (tăng 1 bậc so với năm trước). Tổ chức định hạng Standard and Poor’s giữ

38

nguyên định hạng tín nhiệm, qua đó thể hiện sự ổn định và tăng tín nhiệm của BIDV đối với quốc tế.

2.2. Thực trạng danh mục cho vay tại ngân hàng BIDV

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý danh mục cho vay tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 019 (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w