Ở các nước phát triển, các hợp đồng phái sinh thường được sử dụng là: hợp đồng hoán đổi tổng thu nhập (TRS), hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ tín dụng (CDS), hợp đồng quyền chọn tín dụng...
26
> Hợp đồng hoán đổi tổng thu nhâp (TRS) là một dạng của phái sinh tín dụng, trong đó thỏa thuận một bên trao đổi tổng thu nhập từ một loại tài sản ( trái phiếu, khoản vay..) gọi là bên trả (the payer) để đổi lấy một mức lãi suất thỏa thuận bao gồm lãi suất tham chiếu cộng với mức chênh lệch từ bên đối tác- bên nhận( the receive). Tổng thu nhập bao gồm: lãi coupon, lợi tức và lãi lỗ của tài sản trong thời gian của hợp đồng hoán đổi. Điều này có nghĩa là ngân hàng đã đổi lấy một khoản thu nhập chứa đựng đầy rủi ro từ cho vay để nhận lấy một khoản thu nhập khác ổn định hơn.
> Hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ tín dụng (CDS): là một dạng hợp đồng song phương trong đó hai bên đồng ý phân tách và trao đổi riêng rủi ro tín dụng của ít nhất một chủ thể thứ ba. Nói cách khác đây là một hơp đồng cung cấp bảo hiểm cho rủi ro của một khoản vay.
Biểu đồ 1.5, Cơ chế của CDS Người bán bảo hiểm Phí Sự kiện tín dụng xảy ra Thanh toán Người mua bảo hiểm ( NHTM) Sự kiện tín dụng không xảy ra Zero
Nguồn: giáo trình quản trị rủi ro tín dụng, Học viện ngân hàng
> Hợp đồng quyền chọn tín dụng:Khi ngân hàng lo ngại khoản tín dụng vừa cấp cho khách hàng có chất lượng kém, ngân hàng sẽ tìm đến người bán quyền để mua quyền chọn tín dụng với một mức phí nhất định phụ thuộc vào giá trị của khoản cho vay. Khi đến hạn thu nợ, ngân hàng sẽ sử dụng quyền chọn của mình để được thanh toán toàn bộ thu nhập cho khoản vay. Trường hợp người vay thanh toán đầy đủ và đúng hạn, ngân hàng sẽ bỏ quyền chọn và chấp nhận mất khoản phí mua quyền chọn và chấp nhận mất khoản phí mua quyền chọn.
Công cụ phái sinh rất hiệu quả trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng, vì trên thực tế khi người đi vay bị phá sản, ngân hàng sẽ phải gánh chịu thiệt hại từ các khoản cho vay, đầu tư có liên quan. Tuy nhiên, khoản thiệt hại này vẫn có thể bù đắp bởi thu
27
nhập từ các công cụ phái sinh. Ngoài ra, nhờ công cụ phái sinh mà rủi ro trong nền kinh tế được phân phối. Trong quá khứ, rủi ro tín dụng tưởng chừng chỉ nảy sinh trong hoạt động của ngân hàng nay được mở rộng sang đối tượng khác như: công ty tài chính, quỹ đầu tư mạo hiểm... Những cú sốc trong kinh tế như đổ vỡ hay khủng hoảng trong ngành riêng lẻ có thể được giảm nhẹ do có sự tham gia chia sẻ từ những ngành khác, nhờ đó mà góp phần ổn định hệ thống tài chính.