Xây dựng mô hình đo lường rủi ro danhmụccho vay

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý danh mục cho vay tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 019 (Trang 86 - 87)

Sử dụng mô hình đo lường rủi ro nội bộ là đặc trưng của hoạt động quản lý danh mục cho vay trong nền kinh tế hiện đại và được áp dụng từ cuối thập niên 90 trở lại đây. Như đã phân tích trong Chương II, căn cứ vào quy mô của vốn tự có thực tế tại ngân hàng sử dụng các mô hình đo lường rủi ro sẽ giúp ngân hàng đưa ra được các phương án danh mục khác nhau, thỏa mãn yêu cầu về lợi nhuận và rủi ro như mục tiêu đã hoạch định. Về giám sát thực hiện, mô hình đo lường rủi ro danh mục sẽ giúp ngân hàng tính toán mức độ rủi ro đang diễn ra trên danh mục, từ đó làm căn cứ cho các quyết định điều hành.

Xây dựng mô hình theo dõi giám sát khoản cho vay, mô hình cảnh báo hạn mức tín dụng và mô hình phân tích ngành, khu vực đầu tư là nền tảng cơ sở giúp BIDV xây dựng được mô hình đo lường rủi ro nội bộ. Trong đó, cơ sở dữ liệu cần thiết cho việc chạy mô hình là vấn đề rất đáng quan tâm. Dự liệu cần thiết cho các mô hình đo lường rủi ro tín dụng rất hạn chế, các mô hình khác nhau lại sử dụng loại dữ liệu khác nhau. Do vậy, việc cân nhắc chọn mô hình nên dựa vào khả năng xây dựng và thu thập dữ liệu của mỗi ngân hàng. Việc này lại phụ thuộc vào cơ sở khách hàng của mỗi ngân hàng. Một ngân hàng với phần lớn khách hàng là các công ty cổ phần đã được niêm yết, việc sử dụng mô hình PortfolioManager sẽ dễ dàng hơn dựa vào các dữ liệu trên thị trường của các công ty đó. Mô hình Credit Risk Plus chỉ đưa ra tỷ lệ vỡ nợ mà không tính toán đầy đủ giá trị tổn thất. Mô hình Creditporfolio View thích hợp với những con nợ có mức độ nhạy cảm cao với những thay đổi chu kỳ kinh tế, những yếu tố riêng biệt của người đi vay không được đề cập đến chỉ sử dụng những yếu tố chung cho ngành và quốc gia. Căn cứ vào đặc thù kinh doanh của BIDV, khóa luận đề xuất ngân hàng nên sử dụng mô hình Credit Metrics được thiết kế tập trung chủ yếu cho danh mục cho vay và xem xét rủi ro tín dụng đầy đủ hơn. Để xây dựng mô hình BIDV cần xây dựng các yếu tố đầu vào sau:

72

- Sự thay đổi tín nhiệm của người vay, theo đó hạng khách hàng có thể được giữ nguyên, lên hạng hoặc xuống hạng. Khoảng thời gian thích hợp để xác định những

thay đổi hạng là 1 năm, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Thông qua số liệu đã thu

thập, thống kê trong quá khứ, xác xuất chuyển hạng tín nhiệm sẽ được ngân

hàng xác

định cho từng khách hàng vay.

- Ngân hàng có thể xác định được lãi suất chiết khấu trong trường hợp không có rủi ro làm cơ sở sau đó xác định thêm khoản chênh lệch cộng thêm vào lãi suất

chiết khấu phù hợp với hạng tín nhiệm của người vay.

- Các chỉ số về sự tương quan tiếp tục được xác định căn cứ vào xếp hạng tín nhiệm và vỡ nợ.

Áp dụng mô hình đo lường rủi ro đã được áp dụng khá phổ biến tại các NHTM trên thế giới mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng khi tính toán được tổn thất dự tính của các khoản vay thiết kế mô hình tính toán lợi nhuận và rủi ro. Do xuất phát điểm về quản trị của các NHTM Việt Nam khác so với các NHTM trên thế giới nên để áp dụng mô hình này, BIDV cần cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định sử dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý danh mục cho vay tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 019 (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w