❖Môi trường kinh tế trong nước
Ngay từ khi mới ra đời cho đến nay, hoạt động cho vay của ngân hàng luôn được đánh giá là đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Do vậy,trong quản lý danh mục cho vay từ giai đoạn hoạch định mục tiêu, thiết kế danh mục cho đến khi giám sát thực hiện đều chịu ảnh hưởng rất lớn bởi môi trường kinh tế trong nước.
Trong khâu hoạch định, thiết kế danh mục, các ngân hàng phải hướng tớinhững ngành kinh tế chủ lực, mũi nhọn, những ngành kinh tế được Chính phủ /chính quyền địa phương ưu tiên tập trung phát triển trong từng thời kỳ nhất định.Một danh mục cho vay được thiết kế phù hợp với môi trường kinh tế sẽ đảm bảo hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra và tạo điều kiện để duy trì lợi nhuận một cách bền vững cho ngân hàng
Quá trình thực hiện danh mục cho vay cũng có sự gắn kết chặt chẽ với biếnđộng của nền kinh tế và điều này đem lại cả thuận lợi cũng như khó khăn cho hoạt động quản lý danh mục cho vay của ngân hàng. Trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng “nóng” cơ cấu danh mục cho vay của ngân hàng cóthể đi lệch hướng ban đầu, chỉ tập trung vào một số ít ngành đang phát triển mạnh. Trong ngắn hạn điều này có thể đem lại lợi nhuận cho ngân hàng tức thời, tuy nhiên khi môi trường kinh tế thay đổi thì rủi ro tiềm ẩn mới thực sự bộc lộ và hậu quả tổn thất sẽ khôn lường cho ngân hàng.Chính vì vậy trong quá trình thực hiện danh mục, đòi hỏi các ngân hàng phải nắm bắt kịp thời những biến động của nền kinh tế, có những quyết sách phù hợp với sự thay đổi đang diễn ra trong nền kinh tế, đảm bảo lợi nhuận và tổn thất của danh mục cho vay luôn nằm trong khả năng kiểm soát của ngân hàng.
❖Vai trò giám sát của cơ quan quản lý ngân hàng
Hoạt động cho vay của ngân hàng luôn luôn và bao giờ cũng phải đặt trong khuôn khổ luật pháp của một quốc gia nhất định. Một danh mục cho vay khi xây dựng phải tuân thủ các giới hạn và chịu sự giám sát của ngân hàng Trung Ương, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Sự giám sát của cơ quan quản lý
30
ngânhàng vừa có ý nghĩa định hướng cho các ngân hàng tuân theo các chuẩn mực chung, vừa có tác dụng cảnh báo từ xa. Do vậy vai trò giám sát cảnh báo của cơ quan quản lý ngân hàng là hết sức cần thiết, nhằm đảm bảo sự an toàn không chỉ cho từng ngân hàng mà còn cho cả hệ thống.
❖Sự phát triển của thị trường tài chính trong nước
Trong các yếu tố khách quan, sự tác động của thị trường tài chính trong nước có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý danh mục cho vay của ngân hàng thương mại. Một thị trường tài chính năng động, sẽ tạo điều kiện hỗ trợ cũngnhư kích thích các ngân hàng thương mại tham gia thỏa mãn các nhu cầu trao đổi, nhằm tái cấu trúc danh mục cho vay, từ đó đạt mục tiêu kinh doanh tốt hơn. Tình trạng kém phát triển của thị trường tài chính sẽ khiến các ngân hàng trở nên thụđộng, không linh hoạt để thay đổi cấu trúc danh mục, khókhăn trong quá trình hội nhập. Thực tế cho thấy, sự phát triển năng động của thịtrường tài chính luôn tác động vào danh mục cho vay của ngân hàng, khiến cho cơ cấu của nó có thể linh hoạt thông qua các hoạtđộng trao đổi, mua bán trên thị trường.
❖Xu hướng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng
Hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ bởi những tác động của quá trình hội nhập quốc tế. Danh mục cho vay của các ngân hàng không chỉ gói gọn trong phạm vi một lãnh thổ mà mở rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới, vì vậy sự biến động của nền kinh tế thế giới và khu vực có tác động rất mạnh mẽ tới hiệu quả hoạt động cũng như danh mục cho vay của các ngân hàng. Mặt khác, khi hoạt động trong môi trường quốc tế, các ngân hàng phải tuân thủ các quy ước, các chuẩn mực do các tổ chức quốc tế như ủy ban giám sát ngân hàng Basel, quỹ tiền tệ quốc tế IMF, ngân hàng thế giới WB...