Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý danh mục cho vay tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 019 (Trang 75 - 77)

61

Một là, do là tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Từ năm 2006, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp. Đặc biệt, một số ngành phi sản xuất như kinh doanh bất động sản, chứng khoán... phát triển rất hưng thịnh. Tuy nhiên, sự phát triển quá nóng thiếu kiểm soát đối với danh mục cho vay của các NHTM đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Từ năm 2011 đến nay, tổng cầu của nền kinh tế giảm mạnh, tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho lớn, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán sụt giảm. dẫn đến khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không có khả năng trả nợ ngân hàng. Các ngân hàng không tránh khỏi tổn thất nặng nề phải trích lập dự phòng cao, giảm lợi nhuận ảnh hưởng đến sự an toàn sau này do duy trì danh mục cho vay tập trung, thiếu cơ chế kiểm soát các khoản cho vay. Nhận thấy những diễn biến khó lường của nền kinh tế vĩ mô trong thời gian qua đã ảnh hưởng đến hoạt động cho vay và hoạt động quản lý danh mục cho vay của hệ thống NHTM.

Hai là, môi trường pháp lý với sự hướng dẫn và giám sát của NHNN chưa hỗ trợ tích cực cho các NHTM thực hiện tốt công tác quản lý danh mục cho vay. Có thể nói lĩnh vực hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng và để giúp giảm thiểu rủi ro thì đòi hỏi có sự hậu thuẫn của hệ thống pháp luật, hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn thiện sẽ tạo tiền đề cho sự hoạt động lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Mặc dù những năm qua NHNN đã rất chú ý xây dựng và từng bước hoàn thiện văn bản pháp lý về hoạt động cấp tín dụng, nhưng nhìn tống thể có thể thấy hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ và hoàn thiện. Nhìn chung có thể đánh giá sự giám sát của NHNN đối với hoạt động của các ngân hàng thời kỳ vừa qua đa phần là chậm trễ và bị động với diễn biến thực tế vì vậy hiệu quả không cao

Ba là, hệ thống thông tin quản lý cung cấp cho ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu. TạiViệt Nam, nguồn cung cấp thông tin không đầy đủ, hệ thông thông tin vẫn còn nghèo nàn, kém phát triển so với thế giới. Chính vì thế, các NHTM mất nhiều thời gian để thẩm định thông tin do đó hạn chế ra quyết định quản lý danh mục cho vay. Thêm vào đó, nguồn thông tin của các NHTM chủ yếu tập trung tại Trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN. CIC cũng đã cung cấp các thông tin kịp thời về tình hình

62

hoạt động tín dụng nhưng thông tin cung cấp còn đơn điệu thiếu cập nhật chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin của ngân hàng. Do đó hạn chế cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm soát danh mục cho vay trong điều kiện hệ thống thông tin không tương xứng

Bốn là, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành tài chính ngân hàng. Các NHTM cạnh tranh nhau về lãi suất, hình thức sản phẩm cho vay. luôn cố gắng xây dựng danh mục cho vay tối ưu. Do vậy, khả năng lựa chọn khách hạng tốt có mức xếp hạng cao ngày càng trở nên khó khăn với các ngân hàng. Bên cạnh đó, cũng do sự cạnh tranh gay gắt khiến các ngân hàng có xu hướng mở rộng thị phần cho vay bằng mọi giá như hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, bỏ qua quy trình tín dụng. dẫn đến hình thành danh mục cho vay không phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng.

Năm là, hoạt động hạn chế của thị trường tài chính trong nước khiến cho các ngân hàng bị giới hạn trong việc sử dụng các công cụ điều chỉnh danh mục cho vay.

Để điều chỉnh danh mục cho vay các NHTM thường sử dụng các biện pháp nội bảng như thực hiện tích cực thu nợ mà nhược điểm của các biện pháp này là thường phát huy tác dụng khá chậm trễ và không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả như mong muốn. Hoạt động mua bán nợ của các NHTM cũng mới xuất hiện tuy nhiên thị trường mua bán nợ đang trong quá trình hình thành nên còn nhiều hạn chế, còn khá mới mẻ với người mua, người bán và cơ chế vận hành, quản lý của Nhà nước. Các công cụ điều chỉnh khác như hoán đổi rủi ro tín dụng, chứng khoán hóa. mà các nước thường sử dụng chưa được áp dụng phổ biến và vẫn chưa xuất hiện tại Việt Nam. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của các công cụ phái sinh tín dụng, những lo ngại khi chứng kiến sự sụp đổ các ngân hàng trên thế giới liên quan đến công cụ phái sinh, đồng thời thiếu những nhà đầu tư thực sự am hiểu về các loại công cụ kỹ thuật hiện đại này và thiếu hành lang pháp lý cho sự vận hành của thị trường công cụ phái sinh tín dụng. Vì thế các nhà quản trị ngân hàng tại Việt Nam chưa có cơ hội sử dụng những công cụ hiện đại có tính linh hoạt cao cho mục đích quản lý danh mục cho vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý danh mục cho vay tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 019 (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w