Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực trong ngân hàng thương

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên (Trang 36 - 40)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực trong ngân hàng thương

thương mại

1.1.3.1. Yếu tố vĩ mô

Yếu tố khoa học công nghệ và thông tin

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật là yếu tố khách quan ảnh hưởng mạnh mẽ đến NNL, cho phép các doanh nghiệp lựa chọn chính sách sử dụng ít hay nhiều lao động, từ đó ảnh hưởng đến quy mô, chất lượng và cơ cấu NNL.

Chúng ta đang sống trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá với sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật. Để đủ sức cạnh tranh trên thị tường, các

doanh nghiệp Việt Nam phải cải tiến khoa học kỹ thuật, cải tiến thiết bị. Sự thay đổi này ảnh hưởng mạnh mẽ đến NNL của tổ chức. Các NHTM cần phải đào tạo, bồi dưỡng nhân viên của mình theo kịp với đà phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật hiện đại.

Khoa học kỹ thuật thay đổi, một số công việc, kỹ năng không cần thiết nữa. Do Công ty một mặt phải đào tạo lại lực lượng lao động hiện tại của mình tuyển mộ thêm những người mới có năng lực, mặt khác cũng phải tinh giảm biên chế, sắp xếp lại lực lượng lao động dư thừa. Khoa học kỹ thuật hiện đại đã làm cho môi trường thông tin ngày càng phát triển và thông tin trở thành một nguồn lực mang tính chất sống còn đối với tổ chức.

Yếu tố hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước chính sách, pháp luật của nhà nước

Hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước có liên quan đến hoạt động của ngân hàng tác động rất lớn đến cơ chế, chính sách, hoạt động của ngân hàng, cũng như việc trả lương cho CBNV của ngân hàng. Chính vì vậy, phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng phải được thực hiện phù hợp với pháp luật về lao động và thị trường lao động.

Môi trường văn hóa xã hội

Các truyền thống, tập quán, thói quen, lễ nghi, các quy phạm tư tưởng và đạo đức. tạo nên lối sống văn hoá và môi trường hoạt động xã hội của con người nói chung và người lao động trong doanh nghiệp nói riêng. Trong một nền văn hoá xã hội có quá nhiều đẳng cấp, nấc thang giá trị xã hội không theo kịp đà phát triển của thời đại sẽ kìm hãm, không cung cấp nhân tài cho tổ chức. Chính cung cách văn hoá xã hội tạo ra bầu không khí văn hoá của doanh nghiệp.

Sự thay đổi các giá trị văn hoá của một nước sẽ tạo ra các thử thách cho công tác quản lý NNL. Nếu quản lý NNL tốt sẽ quyết định sự thành công của doanh nghiệp và ngược lại.

Ví dụ như sự thay đổi thái độ làm việc và nghỉ ngơi đã gây cho các nhà quản lý NNL một số khó khăn. Tại hầu hết các nước công nghiệp phát triển, công nhân đòi hỏi giảm giờ làm việc, được nghỉ làm việc vào nhiều dịp lễ hơn và nhà quản lý phải giải quyết tốt sao cho thoả đáng giữa lợi ích của công nhân với lợi ích của công ty.

Môi trường ngành, đối thủ cạnh tranh

NNL là tài nguyên vô cùng quý giá. Để tồn tại và đứng vững, phát triển các công ty tìm mọi biện pháp để thu hút, duy trì và phát triển NNL. Các công ty đưa ra các chính sách nhân sự hợp lý, lãnh đạo, động viên và khen thưởng hợp lý, tạo ra bầu không khí doanh nghiệp gắn bó. đồng thời thường xuyên cải tiến môi trường làm việc, cải tiến các chính sách phúc lợi. Nhà quản lý nhân lực cần phải biết cách quản lý nhân viên có hiệu quả.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế Việt Nam từng bước mở cửa dịch vụ ngân hàng, nhằm hướng đến xây dựng hệ thống ngân hàng cạnh tranh bình đẳng trên bình diện quốc tế theo khuôn khổ pháp lý phù hợp và thống nhất. Hơn bao giờ hết sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, thách thức đối với các NHTMCP càng gia tăng khi Chính phủ Việt Nam tháo dỡ rào cản đối với các NHTM nước ngoài và tiến đến xóa bỏ những bảo hộ của Nhà nước đối với ngân hàng trong nước. Vì vậy đánh giá chính xác năng lực và vị thế cạnh tranh của NHTMCP trong điều kiện hiện nay là yêu cầu cần thiết.

Môi trường pháp lý

Luật lệ của nhà nước hay còn gọi là môi trường pháp lý bao gồm các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề lao động, sử dụng lao động, đây là khung pháp lý cho các doanh nghiệp giải quyết tốt mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, là tiền đề cho các doanh nghiệp xây dựng các tiêu chuẩn pháp lý khi hình thành, củng cố và phát triển NNL.

Lao động xã hội bao gồm những người có khả năng lao động, đang có hoặc chưa có việc làm. Cợ cấu lao động được thể hiện qua tuổi tác, giới tính, trình độ dẫn trí, sự hiểu biết của các tầng lớp dẫn cư, trình độ học vấn và chuyên môn tay nghề cũng như các nguồn lao động bổ sung... số lượng và cợ cấu lao động xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng và cợ cấu NNL trong doanh nghiệp.

Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Nền kinh tế mới chỉ thoát khỏi lạc hậu chứ chưa phát triển mạnh để trở thành một nước công nghiệp mới. Trong khi đó dẫn số phát triển rất nhanh. Lực lượng lao động hàng năm cần làm việc ngày càng gia tăng. Đó cũng là một vấn đề lớn mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm.

1.1.3.2. Yếu tố vi mô

Chính sách tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ người lao động:Công tác tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ người lao động cũng là yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp. Nếu công tác tuyển dụng được thực hiện tốt thì sẽ tuyển được những người thực sự có năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức tốt; ngược lại, nếu việc tuyển dụng không được quan tẫm đúng mức sẽ không lựa chọn được những người có đức, có tài vào làm việc.

Bên cạnh đó, môi trường làm việc trong ngân hàng cũng chính là động lực để người lao động phát huy khả năng cống hiến cho ngân hàng. Bố trí công việc phù hợp với khả năng, trình độ của người lao động là khâu rất quan trọng trong chính sách tuyển dụng của người lao động. Khi người lao động được bố trí đúng khả năng, trình độ thì họ mới có điều kiện phát huy khả năng để hoàn thành nhiệm vụ được giao, để nhận được thù lao xứng đáng với công sức họ bỏ ra. Từ đó, tạo nên sự thoải mái trong lao động, tạo động lực cho người lao động hăng say làm việc và là tiền đề nảy sinh sáng tạo trong công việc.

Chiến lược phát triển của doanh nghiệp

Phát triển nguồn nhân lực có mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Quy mô và cơ cấu lực lượng lao động phải được xác định dựa vào chiến lược của ngân hàng như: những loại lao động nào cần thiết để đạt được mục tiêu của ngân hàng? số lượng lao động để hoàn thành mỗi loại công việc là bao nhiêu?

Trong chiến lược phát triển của ngân hàng cần phân tích được những mặt mạnh và mặt yếu. Đồng thời với chiến lược phải phân tích lực lượng lao động trong thời gian tới như cơ cấu lao động, những thay đổi về nhân khẩu học, văn hóa, xã hội; những thay đổi về cung nhân lực,.

Chất lượng nguồn nhân lực không được đảm bảo sẽ không đáp ứng yêu cầu phát triển của ngân hàng thì phải có sự xem xét, điều chỉnh lại cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên (Trang 36 - 40)