5. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
+ Phương pháp thống kê mô tả:
Là phương pháp tính toán và sử dụng các số liệu tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để mô tả kết cấu, mức độ biến động và mức độ bình quân của hiện tượng nghiên cứu.
Phương pháp này sử dụng các bảng biểu, đồ thị và tính toán số liệu nhằm tóm tắt tổng hợp dữ liệu. Bao gồm: thu thập dữ liệu, sắp xếp dữ liệu, tóm tắt tổng hợp dữ liệu, diễn đạt dữ liệu,... với mục đích là mô tả hiện trạng của quản trị nguồn nhân lực tại Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Tập trung thống kê mô tả số liệu từ năm 2016 - 2018.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích tổng hợp là chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy bằng cách tổng hợp và đúc kết lại.
Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp nhằm phân chia các nội dung của quản trị nguồn nhân lực thành các vấn đề nhỏ: Hoạch định nguồn nhân lực, tuyển dụng nhân lực và thu hút nhân tài, đào tạo và phát triển, bố trí nhân lực, đánh giá nhân lực. Tác giả tiến hành phân tích từng nội dung nhỏ và tổng hợp lại để rút ra những mặt đạt được và hạn chế trong công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Chi nhánh.
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp so sánh được sử dụng theo dõi sự biến đổi của các chỉ tiêu nghiên cứu qua thời gian, theo kế hoạch, không gian. Tác giả sử dụng phương pháp so sánh trong luận văn nhằm theo dõi sự biến đối của nguồn nhân lực tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, sự thay đổi của các hoạt động quản trị nguồn nhân lực qua từng năm tại Ngân hàng. Kết quả của so sánh sẽ cho thấy được thực trạng nguồn nhân lực và sự quan tâm của ban lãnh đạo chi nhánh đến việc quản trị nguồn nhân lực tại Chi nhánh.