Hoàn thiện chính sách đào tạo, thu hút, bồi dưỡng, sử dụng, đánh giá và đã

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên (Trang 129 - 133)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.6Hoàn thiện chính sách đào tạo, thu hút, bồi dưỡng, sử dụng, đánh giá và đã

và đãi ngộ cán bộ của bản thân Chi nhánh

Thứ nhất, đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhân sự

Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, lý luận chính trị cũng như nghiệp vụ ngân hàng của cán bộ làm việc tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên là rất lớn, đặc biệt là đào tạo về chuyên môn và lý luận chính trị. Vì vậy, trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân sự cần chú ý những vấn đề sau:

tạo, bồi dưỡng. Chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý và tác nghiệp cho đội ngũ cán bộ Chi nhánh theo chức trách và nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển của Chi nhánh. Xây dựng hệ thống phân tích nhu cầu đào tạo cán bộ để triển khai có hiệu quả kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Chi nhánh, phối hợp với các trường đào tạo để xây dựng bộ giáo trình chuẩn về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên và sinh viên đại học về nghiệp vụ ngân hàng.

Hai là, đây mạnh công tác giáo dục tư tưởng, chính trị cho đội ngũ nhân lực. Không ngừng nâng cao ý thức chính trị và trình độ lý luận cho đội ngũ làm công tác quan hệ khách hàng, giao dịch viên, hỗ trợ tổng hợp... Tăng cường giáo dục về tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp và ý thức xây dựng đối với cơ quan, đơn vị, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống các biểu hiện tiêu cực, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Ba là, xây dựng và triển khai kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn.

Về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm quan hệ khách hàng, giao dịch viên, cán bộ quản lý rủi ro. Coi trọng cả ba khâu: Quản lý khách hàng, Khối quản lý rủi ro, Khối tác nghiệp.

Bốn là, tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đặc biệt coi trọng việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng toàn diện về nhận thức lý luận chính trị, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, cũng như về phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong, lề lối làm việc và phương pháp công tác phù hợp với từng đối tượng, từng chức danh cán bộ.

Năm là, có kế hoạch đào tạo ở trường lớp phù hợp với yêu cầu của chi nhánh. Chú ý tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ theo hình thức tập trung hoặc đào tạo tại chỗ. Để thực hiện các mục tiêu đề ra, Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên cần xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể và thường xuyên, hằng năm cử cán bộ đi đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ. Đồng thời, tiếp tục tăng cường tìm cán bộ có chất lượng cao; áp dụng chế độ ưu đãi đặc biệt để thu hút những người có chuyên môn giỏi, có nhiều kinh nghiệm công tác thực tiễn về làm việc tại Chi nhánh.

Sáu là, quan tâm đào tạo cán bộ chủ chốt, cán bộ có nghiệp vụ giỏi, có chế độ khuyến khích cán bộ học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Đối với cán bộ công tác lâu năm, thực hiện chế độ bồi dưỡng ngắn hạn theo định kỳ hàng năm theo các hình thức phù hợp để kịp thời cập nhật những nội dung nghiệp vụ mới.

Đối với đội ngũ cán bộ tín dụng, giao dịch viên, cân xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, xây dựng tác phong làm việc công nghiệp. Thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ tuyên truyền, kỹ năng giao tiếp, bán hàng, văn minh thương mại.

Thứ hai, thực hiện nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng là một giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng nhân sự tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Để đạt được kết quả tốt, đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dưỡng phải có chiến lược và giải pháp phù hợp; vừa phải đào tạo về trình độ chuyên môn, kỹ thuật, vừa phải giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, văn hóa và thái độ ứng xử khi thi hành công vụ.

Để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, cân tách biệt theo từng loại hình đào tạo để có hình thức đào tạo phù hợp hơn. Cụ thể:

* Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nhằm thực hiện chuẩn hóa ngạch viên chức:

Cần đào tạo, bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị và quản lý nhà nước. Bằng các hoạt động cử cán bộ viên chức tham gia các lớp đào tạo lý luận chính trị (sơ cấp, trung cấp và cao cấp).

Đồng thời, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về tin học: Tùy theo đối tượng cử cán bộ viên chức tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng tin học nâng cao và chuyên sâu, tin học cơ bản...

Bên cạnh đó, tiến hành đào tạo, bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số bằng việc cử cán bộ viên chức đi học tiếng Anh theo các trình độ đại học, tiếng Anh chuyên ngành.

* Đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh cán bộ quản lý và trong quy hoạch cán bộ quản lý

Ngoài việc đào tạo chuẩn hóa ngạch viên chức theo quy định của nhà nước, cán bộ quản lý và trong quy hoạch quản lý cần phải được đào tạo theo các nội dung sau đây:

Một là, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ theo văn bằng: Đào tạo sau đại học (Thạc sỹ, Tiến sỹ..)

Hai là, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về kinh tế vĩ mô, kinh tế phát triển, hoạch định chính sách và kiến thức pháp luật về chính sách kinh tế, tài chính của Việt Nam.

Ba là, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ quản lý và quy hoạch quản lý như: kỹ năng lãnh đạo, quản lý nhân lực, kỹ năng điều hành, giám sát hoạt động, kiểm tra, kiểm toán.

Đối với mỗi cấp lãnh đạo, cần đào tạo bồi dưỡng ở các mức độ và nội dung khác nhau theo yêu cầu của công tác chỉ đạo, điều hành và chuyên môn đảm nhiệm.

Thứ ba, xây dựng cơ chế khuyến khích học tập đối với cán bộ viên chức

Việc xây dựng chế độ học tập bắt buộc đối với nhân sự phải đạt được yêu cầu, vừa làm cho nhân sự nhận thức học tập là nhiệm vụ, là trách nhiệm, là nghĩa vụ đối với mọi người; vừa thực hiện những biện pháp tổ chức và hành chính đối với nhân sự không cố gắng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

đào tạo, bồi dưỡng. Nhân sự được xếp vào ngạch bậc nào phải có đủ những tiêu chuẩn của ngạch, bậc đó. Nhân sự giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải học lớp bồi dưỡng về quản lý nhà nước, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ theo chương trình quy định đối với từng chức vụ lãnh đạo. Nhân sự nằm trong diện quy hoạch cán bộ quản lý, trước khi được đề bạt phải được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cần thiết, có đủ tiêu chuẩn của chức danh quy hoạch.

Đồng thời với chế độ học tập bắt buộc, cần có chế độ khuyến khích những cán bộ tích cực học tập để đạt tiêu chuẩn về trình độ theo quy định và có chính sách sử dụng hợp lý sau đào tạo, bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên (Trang 129 - 133)