Giới thiệu về tiểu thuyết Mắt biếc

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tính từ trong mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh (Trang 31)

7. Bố cục của luận văn

1.2.2. Giới thiệu về tiểu thuyết Mắt biếc

Tiểu thuyết MB được xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Nhật Ánh viết về đề tài tình yêu của lứa tuổi thanh thiếu niên. Ngay từ khi mới ra đời, cuốn tiểu thuyết đã hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc nhiều thế hệ và được giới thiệu, xuất bản ở nhiều quốc gia trên thế giới.

MB là câu chuyện lãng mạn về tuổi mới lớn - lứa tuổi đầy hồn nhiên, mơ mộng nhưng cũng đủ lớn để trải nghiệm và thấu hiểu dần những ngọt bùi đắng cay của tình yêu đầu đời.

Tác phẩm kể về Ngạn - một cậu bé sinh ra và lớn lên ở ngôi làng Đo Đo thuộc vùng quê Quảng Nam. Tuổi thơ của cậu gắn liền với cô bạn có đôi “mắt biếc” tuyệt đẹp tên là Hà Lan. Ngạn và Hà Lan đã có với nhau những kỉ niệm đẹp suốt những năm tháng đi học cùng nhau. Ngạn dần có tình cảm với Hà Lan, nhưng cô lại chỉ coi cậu là bạn tri kỉ.

Khi cả hai cùng lên thành phố học, cuộc sống mới, môi trường mới dẫn đến những đổi thay trong cuộc đời họ. Trong khi Ngạn vẫn luôn dành tình cảm cho Hà Lan, thì Hà Lan đã thay đổi. Cô tỏ ra thích nghi và say mê với cuộc sống ở thành thị, quen biết và yêu Dũng - một thanh niên nhà giàu ăn chơi, sành điệu. Rồi Hà Lan mang thai với Dũng, nhưng bị hắn ruồng bỏ. Sau khi sinh, cô gửi con về cho bà ngoại

chăm sóc và tiếp tục cuộc sống ở thành phố. Còn Ngạn, dù tình cảm dành cho Hà Lan không được đáp lại nhưng anh vẫn dốc hết tình thương của mình để chăm sóc cho Trà Long - con gái Hà Lan. Trà Long có đôi mắt biếc giống như mẹ của mình. Nhưng không giống với mẹ, Trà Long có tâm hồn luôn hướng về quê hương, luôn dành cho làng Đo Đo - nơi cô khôn lớn một sự gắn bó và tình yêu sâu đậm. Cô yêu quê hương của mình, yêu những thứ giản dị ở quê nhà, giống như Ngạn. Hai tâm hồn đồng cảm gặp nhau, dành tình cảm cho nhau nhưng đến cuối cùng, tình cảm ấy vẫn không thể đơm trái ngọt. Ngạn với những nỗi đau, dằn vặt trong lòng đã chọn cách ra đi. Có lẽ, anh hiểu được rằng: Trà Long chỉ là cái bóng của Hà Lan. Anh không thể tiếp tục với Trà Long được nữa, anh quyết định giữ mãi hình ảnh “mắt biếc” đẹp nhất trong trái tim mình.

MB là câu chuyện tình yêu đầy lãng mạn để lại nhiều nuối tiếc trong lòng độc giả. Tác phẩm là một bài ca về mối tình đầu, là một tình yêu đơn phương đầy hi sinh, không vụ lợi, toan tính.

MB cũng là câu chuyện về tình yêu quê hương, đất nước và con người. Tình cảm gắn bó, yêu thương của Ngạn, của Trà Long dành cho ngôi làng Đo Đo là tình yêu quê hương, nguồn cội thiết tha, sâu nặng. Ngạn đắm đuối, say mê và yêu mến hình ảnh Hà Lan của ngày xưa bởi cô chính là hiện thân giản dị và hồn nhiên của làng quê. Đó là thứ tình yêu chân thành, mộc mạc như chính cảnh vật, con người ở quê hương anh.

1.3. Tiểu kết chƣơng 1

Ở chương 1, chúng tôi tìm hiểu những vấn đề cơ sở lí luận và thực tiễn về TT tiếng Việt. Luận văn đã làm rõ những vấn đề khái quát về TT như khái niệm, đặc điểm, vấn đề ranh giới của TT và phân loại TT tiếng Việt. Luận văn đặc biệt đi sâu vào tìm hiểu những cơ sở lí luận chung về ba chức năng cơ bản của tính từ tiếng Việt, đó là chức năng làm định tố (ĐTTT), chức năng làm vị ngữ (VNTT) và chức năng làm bổ tố (BTTT). Đồng thời, luận văn làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm và sự phân loại TT ở mỗi chức năng ấy trên hai bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng. Những nghiên cứu bước đầu về TT trên hai bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng sẽ là cơ sở kiến thức nền tảng hữu ích cho nghiên cứu, tìm hiểu các chương sau của luận văn.

Bên cạnh đó, luận văn có những giới thiệu và đánh giá chung về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cùng cuốn tiểu thuyết MB của ông. Qua việc tìm hiểu về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh, có thể khẳng định vị trí quan trọng của nhà văn trong nền văn học Việt Nam đương đại, đặc biệt là trong bộ phận văn học dành cho thanh thiếu niên.

Đây là những cơ sở lí luận thực tiễn cho việc triển khai nghiên cứu chương 2, 3 của luận văn.

Chƣơng 2

ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TÍNH TỪ TRONG MẮT BIẾC

CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

2.1. Thống kê tình hình sử dụng tính từ trong Mắt biếc

Nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa của TT trong MB, chúng tôi nhận thấy TT được Nguyễn Nhật Ánh sử dụng vào cả ba vai trò cơ bản: định tố, vị ngữ và bổ tố. Khảo sát trong 199 trang truyện MB, số lượng TT được sử dụng ở mỗi vai trò cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Thống kê tình hình sử dụng tính từ trong Mắt biếc

Vai trò ngữ pháp Tổng số tính từ Lƣợt sử dụng Số lƣợng Tỉ lệ Số lƣợng Tỉ lệ Định tố tính từ 323 43,3% 448 47,8% Vị ngữ tính từ 188 25,2% 228 24,3% Bổ tố tính từ 235 31,5% 262 27,9% Tổng 746 100,0% 938 100,0%

Bảng thống kê cho thấy:

- Trong 199 trang truyện MB, Nguyễn Nhật Ánh đã sử dụng 746 TT với 938 lượt. Như vậy, trung bình mỗi trang truyện có khoảng 5 lượt sử dụng TT.

- Tác giả sử dụng TT nhiều nhất trong vai trò định tố. Tác phẩm có 323 ĐTTT với 448 lượt sử dụng. Như vậy, ĐTTT chiếm tỉ lệ vượt trội cả về số lượng và số lượt sử dụng so với VNTT và BTTT. ĐTTT có số lượng đã lớn, số lượt sử dụng lại có tỉ lệ cao hơn cả số lượng.

- Có 235 BTTT với 262 lượt sử dụng, tỉ lệ về số lượng TT được sử dụng làm bổ tố là 31,5%, số lần sử dụng là 27,9%. Như vậy, tỉ lệ BTTT nói chung trong tác phẩm đã ít, lượt sử dụng lại thấp hơn cả tỉ lệ về số lượng.

- VNTT được sử dụng ít nhất, chỉ có 188, với 228 lượt. Tỉ lệ số lượng VNTT là 25,2%, gần tương đương với tỉ lệ số lượt sử dụng là 24,3%.

Có thể lí giải cho sự chênh lệch về tổng số TT và số lượt sử dụng của TT ở ba vai trò định tố, bổ tố và vị ngữ như sau:

- ĐTTT được sử dụng nhiều nhất cả về số lượng và số lượt một phần vì định tố là chức vụ ngữ pháp chính của TT. Trong tiếng Việt (cũng giống như nhiều ngôn ngữ

trên thế giới), ĐTTT trở nên không thể thiếu hoặc khó có thể thiếu được, bởi sự thiếu vắng ấy ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc, ý nghĩa và giá trị thẩm mĩ của câu. MB là một tác phẩm văn học đạt nhiều thành công về mặt ngôn ngữ, việc sử dụng đa dạng ĐTTT có thể giúp biểu thị sự vật, sự việc cụ thể, sinh động. Đồng thời, việc sử dụng nhiều ĐTTT trong diễn đạt giúp Nguyễn Nhật Ánh tạo được những nét riêng trong câu văn, trong cách dùng từ ngữ, tạo nên cách biểu đạt như một thông tin đi kèm, có phần kín đáo, tế nhị. Một số TT được tác giả sử dụng kèm với danh từ thể hiện sự quan sát tinh tế, vốn từ phong phú, mới lạ, độc đáo.

- Tỷ lệ lượt sử dụng trung bình của mỗi ĐTTT cũng cao nhất (448/323 = 1,4 lần), trong khi tỉ lệ đó ở BTTT là 0,9 lần (235/259), ở VNTT là 1,2 lần (228/188).

Có thể thấy, ở ba vai trò ngữ pháp khác nhau, TT đều góp phần thể hiện những đặc điểm riêng trong việc sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Nhật Ánh. Để lí giải được sâu sắc hơn những kết quả thống kê trên, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm sử dụng TT trong MB ở phương diện ngữ nghĩa.

2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của định tố tính từ trong Mắt biếc

2.2.1. Khái quát về bình diện ngữ nghĩa của định tố tính từ trong Mắt biếc

Trong vai trò là định tố, TT chiếm số lượng lớn và nó thể hiện những đặc trưng tiêu biểu về ngữ nghĩa của ngôn ngữ tác phẩm.

Trong MB, Nguyễn Nhật Ánh sử dụng cả hai chức năng hạn định và miêu tả của ĐTTT. Theo thống kê, trong 199 trang viết của chương 1 và 2 tiểu thuyết MB, nhà văn đã sử dụng tổng số 323 ĐTTT với 448 lượt, cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Thống kê tình hình sử dụng các loại định tố tính từ ngữ nghĩa trong

Mắt biếc Định tố tính từ Tổng số tính từ Lƣợt sử dụng Số lƣợng Tỉ lệ Số lần Tỉ lệ Định tố tính từ hạn định 280 86,7% 402 89,7% Định tố tính từ miêu tả 43 13,3% 46 10,3% Tổng 323 100% 448 100%

Từ thống kê trên, ta thấy:

- Trong MB, ĐTTT được sử dụng chủ yếu ở chức năng hạn định. Đây cũng là chức năng cơ bản, chiếm ưu thế trong ĐTTT tiếng Việt nói chung. Trong tổng số 323

TT, có 280 ĐTTTHĐ chiếm 86,7%, trong khi đó ở ĐTTTMT con số này ít hơn nhiểu, chỉ có 43 ĐTTT, chiếm 13,3%. Như vậy, số lượng ĐTTTMT chỉ bằng 1/6 số lượng ĐTTTHĐ.

- Tỷ lệ lượt sử dụng trung bình của mỗi ĐTTTHĐ cũng cao hơn ĐTTMT 1,4 lần. Trong khi lượt sử dụng trung bình của mỗi ĐTTTMT xấp xỉ 1,0 lần.

Kết quả khảo sát trên cơ bản thống nhất với các tài liệu nghiên cứu về ĐTTT trước đó. Điều này khẳng định chức năng hạn định là chức năng chính của ĐTTT. Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu sử dụng ĐTTT để thu hẹp ngoại diên của sự vật, sự việc được nói tới trong câu văn, đồng thời dùng để miêu tả đặc điểm của các sự vật ấy một cách không trực tiếp. Rất ít khi ĐTTT dùng để miêu tả đơn thuần, bởi chức năng miêu tả của TT được Nguyễn Nhật Ánh sử dụng nhiều ở vai trò vị ngữ và bổ tố.

2.2.2. Định tố tính từ có chức năng hạn định (định tố tính từ hạn định) trong Mắt biếc

Khảo sát trên cho thấy, số lượng và số lượt sử dụng của ĐTTT ở chức năng hạn định đều cao hơn hẳn ĐTTT ở chức năng miêu tả. Do được biểu đạt bằng thành tố phụ về mặt ngữ pháp mà các thông tin miêu tả bằng ĐTTT nhìn chung được coi là có tính chất thứ yếu, không chính danh, ví dụ:

(1) Tôi lại đi tụt đằng sau nó suốt một chặng đường dài. (tr.136)

Trong danh ngữ một chặng đường dài, ĐTTT dài chỉ có giá trị bổ sung thông

tin cho DTTrT chặng đường giúp người đọc xác định được sự vật nêu ở DTTrT, đồng thời biết về đặc điểm của sự vật ấy một cách không trực tiếp. Vì vậy, việc lược bỏ ĐTTT có thể ảnh hưởng rõ rệt hoặc ít ảnh hưởng đến tính hoàn chỉnh về ngữ pháp, trọn vẹn về ngữ nghĩa của câu tùy từng trường hợp sử dụng.

Trong đại đa số trường hợp, các ĐTTTHĐ nếu bị bỏ đi sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến tính hoàn chỉnh của câu. Trước hết, nó sẽ khiến sự vật nói đến trong câu không đảm bảo tính xác định, tức chưa trọn vẹn về ngữ nghĩa. Trong ví dụ (1) hay trường hợp sau đây, ĐTTT không thể bị lược bỏ do chức năng hạn định của nó ở trong câu:

(2) Hà Lan tảng lờ không nhắc gì chuyện cũ. (tr.29)

Nếu câu bỏ đi ĐTTT cũ thì ta sẽ không xác định được chuyện mà nhân vật nhắc đến ở đây là gì? Chuyện cũ hay mới hay cụ thể câu chuyện nào? Câu văn sẽ trở nên thiếu thông tin xác định.

Theo khảo sát của chúng tôi, xét đặc điểm phương tiện hạn định thì ĐTTT trong MB gồm nhiều tiểu loại khác nhau, cụ thể như sau:

Bảng 2.3: Thống kê tình hình sử dụng các nhóm, tiểu nhóm định tố tính từ hạn định trong Mắt biếc Nhóm Tiểu nhóm chỉ đặc điểm ở phƣơng diện Lƣợt sử dụng Ví dụ A. Nhóm tính từ biểu thị đặc điểm ở bản thân sự vật 1. Chiều kích 45 (11,2%)

Suốt một chặng đường dài, Hà Lan đạp

xe lững thững phía trước. (tr.133)

2. Tính chất vật lí 74

(18,4%)

Mỏi mắt tìm Hà Lan trong dòng sông áo

trắng. (tr.162)

3. Phẩm chất, tính cách, năng lực

50 (12,4%)

Hà Lan là một cô bé dễ thươngđặc

biệt duyên dáng.(tr.30)

4. Tuổi tác, thể chất 16

(4,0%)

Cây bàng già không còn cao ghê gớm như tôi hằng tưởng. (tr.138)

5. Số lượng 10

(2,5%)

Tôi nghĩ cô là ngườiduy nhất mà tôi có

thể tâm sự. (tr.119) 6. Trạng thái thiên nhiên,

trạng thái sinh lí, tâm lí

93 (23,2%)

Xa hơn nữa là những cánh đồng rập rờn

sóng lúa. (tr.137) 7. Đời sống, sự tồn tại của

sự vật

12 (3,0%)

Tôi vừa xoa cặp mông bỏng rát vừa cảm

thấy mình là đứa trẻ bất hạnh nhất trên

đời. (tr.13)

8. Giá trị chung 22

(5,5%)

Đống cát đó là sân chơi lý tưởng của

bốn cô cháu tôi. (tr.9)

9. Tầm vóc, mức độ 15

(3,7%)

Chồng cô là thương gia cỡlớn. (tr.219)

B. Nhóm tính từ biểu thị đặc điểm được xác định thông qua quan hệ hoặc tác

1. Quan hệ với thời gian, không gian vật xuất hiện, tồn tại

27 (6,7%)

Tối, ba tôi dò lại và dạy thêm chữ mới.

(tr.22)

2. Tác động của sự vật tới cảm giác, tình cảm, nhận thức, thể chất, sức khỏe, lợi ích, vẻ đẹp, ... của đối tượng khác

23 (5,7%)

Vâng, từ giã lớp vỡ lòng thơ ấu đầy

những kỷ niệm đắng cayngọt ngào

(tr.44); Và ngày ..., hai đứa tôi lập tức

chạy vù về nhà, ..., thỉnh thoảng té

nhữngđau điếng. (tr.48)

Nhóm Tiểu nhóm chỉ đặc điểm ở phƣơng diện Lƣợt sử dụng Ví dụ động qua lại giữa sự vật với đối tượng khác

ngày nào một người thiếu nữ xinh đẹp

lạ lẫm (tr.81)

4. Quan hệ so sánh hơn kém

6 (1,5%) Bà sẽ khổ tâm vì trót đi dạo trong một

buổi tối quan trọng như vậy. (tr.14)

5. Quan hệ giá trị 1 (0,2%) ...những vết bầm đáng giá, luôn hoài

vọng bàn tay chăm sóc năm nào. (tr.74) 6. Quan hệ sở hữu, sở

thuộc

1 (0,2%) Nó thường tụ tập với những đứa nhà

giàukhác thành một băng. (tr.126)

Tổng số 402 (100%)

Từ bảng thống kê, ta có thể nhận thấy:

- Các ĐTTTHĐ được sử dụng trong MB chủ yếu là những ĐTTT thuộc nhóm A (TT biểu thị đặc điểm ở bản thân sự vật (337 lượt sử dụng, chiếm 83,9%). Điều này cho thấy, Nguyễn Nhật Ánh rất chú trọng vào việc thể hiện các đặc điểm của sự vật để hạn định sự vật ấy, đồng thời gián tiếp miêu tả chúng. Trong đó:

+ Tiểu nhóm 1 (ĐTTTHĐ biểu thị đặc điểm ở phương diện chiều kích) gồm các TT: dài, ngang, cao, sâu, xa cách, mênh mông dùng để hạn định khoảng thời gian hoặc kích thước của sự vật. Chẳng hạn, ĐTTT dài trong ví dụ (1) hay ĐTTT xa cách trong câu văn sau:

(11) Nhữngngày xa cách, lòng tôi trầm lại. (tr.209)

Chúng được dùng để thu hẹp ngoại diên của chặng đường, ngày, phân biệt chúngvới các chặng đường, ngày khác, đồng thời cũng có tác dụng miêu tả.

Các ĐTTT thênh thang, cao vút lại giúp tái hiện phong cảnh thành phố xa hoa, lộng lẫy:

(12) Tôi tò mò ngắm nghía những đại lộ thênh thang, những tòa nhà cao vút.

(tr.123)

Những ĐTTTHĐ chiều kích khiến cho không gian nghệ thuật trong tác phẩm được mở rộng, đa chiều.

Tiểu nhóm ĐTTT này được tác giả sử dụng với tần suất khá cao (74 lượt, chiếm 18,4%) giúp thể hiện những đặc điểm có tác dụng làm phong phú thêm nội hàm của các sự vật, sự việc về phương diện tính chất vật lý. Trong số đó, các TT chỉ màu sắc được sử dụng nhiều nhất với 9 TT. Các TT này được Nguyễn Nhật Ánh sử dụng giúp cho sự diễn đạt trở nên chân thực, giàu sức tạo hình. Có thể thấy rõ điều đó qua những câu văn sau:

(7) Tôi vẫn không thể nào quên hình ảnh thơ mộng của những tà áo trắng lững lờ trôi ra khỏi cổng trường. (tr.131)

(8) Tìm Hà Lan giữa một biển áo trắng mênh mông chẳng khác nào tìm một hạt cát giữa đại dương. (tr.133)

Ở các câu văn trên, nhà văn sử dụng ĐTTT trắng không chỉ để hạn định màu sắc của những tà áo dài. Việc nhấn mạnh vào màu trắng giúp người đọc cảm nhận sâu sắc chất lãng mạn, thơ mộng, nhẹ nhàng vốn rất đặc trưng trong ngôn ngữ văn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tính từ trong mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)