Khái quát về bình diện ngữ nghĩa của định tố tính từ trong Mắt biếc

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tính từ trong mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh (Trang 35 - 36)

7. Bố cục của luận văn

2.2.1. Khái quát về bình diện ngữ nghĩa của định tố tính từ trong Mắt biếc

Trong vai trò là định tố, TT chiếm số lượng lớn và nó thể hiện những đặc trưng tiêu biểu về ngữ nghĩa của ngôn ngữ tác phẩm.

Trong MB, Nguyễn Nhật Ánh sử dụng cả hai chức năng hạn định và miêu tả của ĐTTT. Theo thống kê, trong 199 trang viết của chương 1 và 2 tiểu thuyết MB, nhà văn đã sử dụng tổng số 323 ĐTTT với 448 lượt, cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Thống kê tình hình sử dụng các loại định tố tính từ ngữ nghĩa trong

Mắt biếc Định tố tính từ Tổng số tính từ Lƣợt sử dụng Số lƣợng Tỉ lệ Số lần Tỉ lệ Định tố tính từ hạn định 280 86,7% 402 89,7% Định tố tính từ miêu tả 43 13,3% 46 10,3% Tổng 323 100% 448 100%

Từ thống kê trên, ta thấy:

- Trong MB, ĐTTT được sử dụng chủ yếu ở chức năng hạn định. Đây cũng là chức năng cơ bản, chiếm ưu thế trong ĐTTT tiếng Việt nói chung. Trong tổng số 323

TT, có 280 ĐTTTHĐ chiếm 86,7%, trong khi đó ở ĐTTTMT con số này ít hơn nhiểu, chỉ có 43 ĐTTT, chiếm 13,3%. Như vậy, số lượng ĐTTTMT chỉ bằng 1/6 số lượng ĐTTTHĐ.

- Tỷ lệ lượt sử dụng trung bình của mỗi ĐTTTHĐ cũng cao hơn ĐTTMT 1,4 lần. Trong khi lượt sử dụng trung bình của mỗi ĐTTTMT xấp xỉ 1,0 lần.

Kết quả khảo sát trên cơ bản thống nhất với các tài liệu nghiên cứu về ĐTTT trước đó. Điều này khẳng định chức năng hạn định là chức năng chính của ĐTTT. Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu sử dụng ĐTTT để thu hẹp ngoại diên của sự vật, sự việc được nói tới trong câu văn, đồng thời dùng để miêu tả đặc điểm của các sự vật ấy một cách không trực tiếp. Rất ít khi ĐTTT dùng để miêu tả đơn thuần, bởi chức năng miêu tả của TT được Nguyễn Nhật Ánh sử dụng nhiều ở vai trò vị ngữ và bổ tố.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tính từ trong mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)