Bổ tố tính từ biểu thị đặc điểm của hoạt động, trạng thái, tính chất nê uở

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tính từ trong mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh (Trang 63 - 66)

7. Bố cục của luận văn

2.4.2. Bổ tố tính từ biểu thị đặc điểm của hoạt động, trạng thái, tính chất nê uở

từ trung tâm (nhóm C)

Theo thống kê, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã sử dụng 218/235 TT (chiếm 92,8%) với 244/262 lượt sử dụng (chiếm 93,1%) các TT thuộc nhóm C ở hai chương truyện MB. Từ việc sử dụng khá nhiều BTTT trong tác phẩm của mình, Nguyễn Nhật Ánh đã thể hiện tài quan sát tỉ mỉ cùng vốn ngôn từ phong phú khi diễn tả những hành động của nhân vật.

Nếu ĐTTT thường xuất hiện nhiều ở những đoạn văn giới thiệu, BTTT cũng giống với VNTT thường được sử dụng nhiều hơn ở những đoạn văn miêu tả. Riêng với BTTT, những đoạn văn miêu tả hoạt động của người và vật thường được tác giả sử dụng đi kèm 1 hoặc 2 TT vì khả năng làm phong phú nội hàm, hạn chế ngoại diên của khái niệm được biểu đạt bằng động từ, TT trung tâm, đồng thời có thể biểu thị đặc điểm của hoạt động, trạng thái, tính chất.

Các tiểu nhóm BTTT được nhà văn sử dụng khá đa dạng và đặc sắc về nhiều phương diện ngữ nghĩa. Hoạt động được diễn tả trong MB có nhiều đặc trưng, trong đó những đặc trưng về trạng thái tâm lý, thái độ; về cách thức, cường độ; về thời gian, tốc độ hay kết quả của hoạt động được miêu tả sinh động và cụ thể bằng những TT biểu thị đặc trưng tương ứng.

- Tiểu nhóm 1 (BTTT biểu thị trạng thái tâm lý, thái độ đi kèm)

Tiểu nhóm này được sử dụng nhiều thứ hai trong MB đã góp phần diễn tả đặc điểm tâm lý, thái độ của nhân vật thực hiện hành động. Sự quan sát tỉ mỉ những hành động, biểu hiện của sự vật, sự việc giúp nhà văn có một lượng từ phong phú để diễn đạt cũng như linh hoạt thay đổi câu từ trong nhiều tình huống khác nhau. Ví dụ, cùng một tính từ hớn hở, lúc thì tác giả dùng để diễn tả hoạt động bước đi:

(1) Tôi và Hà Lanhớn hở bước ra khỏi lớp.(tr.48) Khi tác giả lại dùng đi kèm với hoạt động nói: (6) Tôihớn hở nói (tr. 91)

Các BTTT này biểu thị trực tiếp thế giới tinh thần của nhân vật, giúp tính cách họ bộc lộ một cách tự nhiên. Ví dụ:

(7) Bà tôi dịu dàngtrấn an tôi. (tr.7)

(9) Tôi và Hà Lan hớn hở bước ra khỏi lớp. (tr.48) (10) Hà Lan hí hửng cầm lấy cây dùi. (tr.60)

Tác giả thường dùng các BTTT dịu dàng, hiền lành, yêu thương ở (7), (8) khi diễn tả hành động của người bà, các BTTT: hớn hở, thơ thẩn, hí hửng thể hiện cung bậc cảm xúc vui mừng của trẻ nhỏ (ví dụ 9, 10).

- Tiểu nhóm 2 (BTTT biểu thị đặc điểm của hoạt động bằng tính chất của vị trí) Nhà văn cũng sử dụng 12 TT, 20 lượt sử dụng với nhóm BTTT thuộc tiểu nhóm này. Những BTTT cung cấp thêm thông tin, miêu tả cụ thể gắn với những hành động của nhân vật. Ví dụ:

(11) Tôi nằm khuất sau lưng bà, phía sát tường. (tr.7)

Nhờ những BTTT này người đọc xác định được đặc điểm về vị trí của các hoạt động của nhân vật trong câu.

BTTT song song được sử dụng 3 lượt đều chỉ đặc điểm về vị trí của Ngạn và Hà Lan khi đạp xe cùng nhau:

(12) Hai chúng tôi đạp xe đi song song bên nhau. (tr.98)

(13) Tôi chưa dám tiến lên đi lên song song với Hà Lan. (tr.133) (14) Tôi đã xáp lại chạy song song bên cạnh. (tr.157)

Câu văn cho thấy đặc điểm về hoạt động và tính nhút nhát, thận trọng của Ngạn trong mối quan hệ tình cảm với Hà Lan.

- Tiểu nhóm 3 (BTTT biểu thị đặc điểm hoạt động bằng tính chất của thời gian, tốc độ)

Tiểu nhóm này gồm 13 TT, 19 lượt sử dụng. Những BTTT lững lờ, thong thả có tác dụng gợi hình những hoạt động của đối tượng:

(15) Tôi tưởng như mình đang trôi lững lờ. (tr.100)

(16) Tôi và Hà Lan vứt xe ngoài bìa rừng rồi thong thả len qua những bụi sim. (tr.100)

Nếu không có những BTTT này, chắc chắn việc thể hiện những đặc điểm về thời gian, tốc độ của hành động sẽ giảm đi ít nhiều tính cụ thể, sinh động.

- Tiểu nhóm 4 (BTTT biểu thị cách thức, cường độ của hoạt động)

Trong MB, tiểu nhóm 4 có lượng từ lớn nhất và số lượt sử dụng cao nhất. Điều này chứng tỏ Nguyễn Nhật Ánh rất quan tâm đến cách thức, cường độ của người thực

hiện hành động. Bởi với tác phẩm dùng để phản ánh chuỗi sự kiện thì đó là cách mà người ta vừa thấy được các sự kiện, biến cố, vừa thấy được thế giới tinh thần của những con người liên quan. Việc lựa chọn này phù hợp với phong cách ngôn ngữ giàu chất thơ của tác giả MB.

Có thể thấy, những BTTT thuộc tiểu nhóm 4 mà Nguyễn Nhật Ánh sử dụng đã làm tăng tính gợi hình, tính sinh động cho câu văn. Ở các ví dụ dưới đây, BTTT lặng

lẽđược sử dụng nhằm thể hiện cách thức hoạt động của nhân vật một cách cụ thể: (2) Tôi khụt khịt mũi và lặng lẽ gật đầu. (tr.15)

(3) Tôi lặng lẽ ngắm những cánh diều. (tr.62) (4) Chúng tôi đi lặng lẽ bên nhau. (tr.102)

Trong những câu văn trên, nếu bỏ đi các TT thì câu văn gần như mất hẳn tính gợi tả, không còn là câu miêu tả nữa mà chỉ đơn thuần là một câu kể. BTTT lặng lẽ đứng trước động từ gật đầu, ngắm, đi, dắt khiến tâm trạng nhân vật được bộc lộ rõ nét, chính tâm trạng ấy chi phối cách thức hành động của nhân vật. Sử dụng BTTT đi kèm động từ đã giúp giọng điệu ngôn ngữ trong MB trở nên sinh động hơn, gợi tả nhiều hơn. Điều này thể hiện rõ nét thói quen dùng từ của người Việt: ưa sự linh hoạt, sinh động và gợi tả. Tính động, linh hoạt của ngôn từ Việt Nam bộc lộ ở chỗ trong lời nói, người Việt rất thích dùng cấu trúc động từ và TT. Tức là, vừa diễn tả sự sinh động bằng động từ vừa gợi tả rõ nét hành động ấy bằng TT. Ở các trường hợp trên, ta có thể bỏ đi TT hoặc đảo tính từ đứng sau động từ mà nội dung cơ bản của câu văn không thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, chắc chắn giá trị biểu cảm sẽ giảm đi. Dạng cấu trúc này cũng xuất hiện nhiều ở BTTT chỉ trạng thái tâm lý, thái độ đi kèm hoạt động. Trong câu văn sau, Nguyễn Nhật Ánh sử dụng BTTT lúng túng và rụt rè đi kèm bổ

sung cho động từ trả lời của nhân vật:

(5) Tôi lúng túng và rụt rè trả lời những câu hỏi của thầy. (tr.25)

Ta có thể viết như sau: “Tôi trả lời những câu hỏi của thầy một cách lúng túng và rụt rè”. Cách diễn đạt này về cơ bản giữ nguyên nội dung câu văn. Tuy nhiên, cách diễn đạt của Nguyễn Nhật Ánh vừa ngắn gọn mà mang lại hiệu quả biểu đạt cao do tác giả nhấn mạnh vào trạng thái tâm lý của nhân vật hơn là hành động của nhân vật.

- Tiểu nhóm 5 (BTTT biểu thị đặc điểm của hoạt động bằng tính chất của số lượng, khối lượng cái bị tác động)

Tiểu nhóm BTTT này gồm các BTTT như: đầy, ít, nhiều, duy nhất, la liệt.

Những BTTT này có chức năng gợi tả đặc điểm của hoạt động, ví dụ: (17) Trên đó bày la liệt những con vật nặn bằng bột. (tr.56) (18) Lòng tôi sẽ ngập đầy lá rụng. (tr.138)

- Tiểu nhóm 6 (BTTT biểu thị đặc điểm của hoạt động bằng chất lượng của hoạt động) Tiểu nhóm này được sử dụng nhằm cụ thể hóa hoạt động về phương diện chất lượng của hoạt động đó. Ví dụ, hoạt động hát, nhảy, học của Dũng được đánh giá chất lượng bằng những BTTT hay, dở ẹc:

(19) Dũng hát hay, nhảy đẹp nhưng học dở ẹc. (tr.126)

Việc sử dụng những BTTT này không chỉ có tác dụng miêu tả, gợi tả hoạt động mà còn thể hiện thái độ, sự đánh giá của nhân vật đối với hoạt động. BTTT lơ đãng cho biết thái độ không tập trung, chú ý của Ngạn khi nghe lời bà:

(20) Tôi lơ đãng nghe bà. (tr.73)

BTTT vanh vách cho biết chất lượng của động từ biết trong câu sau: (21) Những điều tôi đã biết vanh vách. (tr.82)

- Tiểu nhóm 7 (BTTT biểu thị đặc điểm của hoạt động bằng kết quả của hoạt động) Những BTTT thuộc tiểu nhóm này gồm có 28 TT, 29 lượt sử dụng. Việc sử dụng TT biểu thị đặc điểm của hoạt động bằng kết quả của hoạt động làm bổ tố cho động từ vừa giúp nhà văn diễn tả được đặc điểm hoạt động của nhân vật một cách rõ ràng, cụ thể nhưng sự diễn đạt không quá lộ liễu mà tự nhiên, nhẹ nhàng. Ví dụ câu văn sau:

(22) Tôi khóc bà đến sưng cả mắt. (tr.79)

BTTT sưng chỉ kết quả của hoạt động khóc, BTTT cho thấy nhân vật đã khóc

rất nhiều. Hay tác dụng biểu thị đặc điểm của hoạt động bằng kết quả của BTTT phờ trong câu sau:

(23) Lũ nhóc sau này bị thầy phạt nhảy cóc phờ người. (tr.139)

Nhờ BTTT phờ đi kèm hoạt động nhảy cóc ta mới biết rõ mức độ hình phạt của thầy giáo rất nặng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tính từ trong mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)