Vị ngữ tính từ biểu đạt thông tin đánh giá (vị ngữ tính từ đánh giá)

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tính từ trong mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh (Trang 94 - 97)

7. Bố cục của luận văn

3.2.2. Vị ngữ tính từ biểu đạt thông tin đánh giá (vị ngữ tính từ đánh giá)

VNTT biểu đạt thông tin đánh giá là những VNTT được người viết, người nói sử dụng để thực hiện hành vi nêu ý kiến; biểu thị cách nhìn, cách nghĩ, cách đánh giá riêng của mình về một vấn đề hay đối tượng nào đó. Khảo sát 199 trang truyện MB,

chúng tôi thống kê được 69 VNTT biểu đạt thông tin đánh giá (chiếm 36,7%) với 89 lượt sử dụng (chiếm 39,0%). Đây là nhóm VNTT chiếm số lượng lớn nhất trong số các tiểu loại VNTT trong tác phẩm. Chẳng hạn, đó là những đánh giá riêng của Ngạn về đôi mắt của Hà Lan qua câu nói:

(11) Càng lớn đôi mắt nó càng đẹp. (tr.85)

Qua ý kiến đánh giá này, người đọc cảm nhận được tình cảm yêu thương của Ngạn dành cho Hà Lan, đặc biệt là sự say mê của cậu với đôi mắt đẹp của cô bạn thân.

Hay những ý kiến thể hiện cách nhìn, cách nghĩ khác nhau của Hà Lan và Ngạn thành phố và làng quê:

(12) Thành phố đẹp tuyệt vời, đẹp hơn làng mình nhiều, đẹp gấp nghìn lần phố huyện. (tr.122)

(13) Làng mình cũng đẹp, nhưng đẹp kiểu khác. (tr.122)

Ở câu nói (12), ta nhận thấy rõ Hà Lan yêu thích và dành nhiều tình cảm hơn cho thành phố, bởi vậy cô nhìn thấy và cho rằng thành phố đẹp tuyệt vời, hơn hẳn nông thôn. Còn ở câu nói (13), Ngạn lại thể hiện cách nhìn, cách nghĩ khác. Trong con mắt của cậu, làng quê của mình cũng đẹp, chỉ là một vẻ đẹp khác với vẻ đẹp của thành phố mà thôi. Qua hai ý kiến về cùng một vấn đề, người đọc nhận ra sự khác biệt của hai người. Hà Lan cảm thấy yêu thích và bị hấp dẫn bởi những thứ mới lạ, xa hoa của thành phố, gần như quên đi làng Đo Đo. Còn Ngạn, cậu lại thấy mình không phù hợp với cuộc sống thành phố, một lòng nhớ mong và hướng về quê hương mình. Sự khác biệt báo hiệu một khoảng cách ngày càng lớn khiến hai người không thể đến được với nhau.

Trong MB, Nguyễn Nhật Ánh đã sử dụng những VNTT thông tin đánh giá về nhiều khía cạnh khá phong phú. Đó là:

- Đánh giá về lượng:

+ Nhiều/ít: (14) Ở nhà bà cô sung sướng đầy đủ mọi bề. (tr.170) + Ngắn/dài: (15) Đoạn đường sao mà ngắn ngủi. (tr.138)

+ Tầm vóc: (16) Cây bàng già không còn cao ghê gớm như tôi hằng tưởng [138]; (17) Người ta sẽ thấy mọi thứ dường như bé lại. (tr.138)

- Đánh giá về chất:

+ Tích cực/ tiêu cực: (18) Dũng hát hay, những bản nhạc cũng hay. (tr.128) /

(19) Ảnh tệ quá! (tr.166)

+ Hợp lí/ không hợp lí: (20) Không hiểu do chai dầu hiệu nghiệm hay do tình thương của cô Thịnh mà tôi chẳng còn nghe đau đớn nữa. (tr.16)

- Đánh giá về tính cách:

(21) Hà Lan ngôi bên cạnh, nom dịu dàng và dễ thương. (tr.163) (22) Thấy tôi bướng bỉnh, bà tôi giận dỗi cắt ngang. (tr.39)

Các VNTT biểu thị thông tin đánh giá qua hành vi nêu ý kiến đều là những đánh giá mang tính chủ quan của người nói. Bởi vậy, qua những VNTT đánh giá ấy, người đọc biết được suy nghĩ, thái độ, tình cảm của người nói/ người viết với đối tượng được nói tới một cách cụ thể và chân thực. Có thể thấy, những thông tin đánh giá

mang tính chủ quan của người nói giúp tính cách, tâm lý của nhân vật được bộc lộ một cách trực tiếp. Ví dụ, trong lời bộc bạch của Ngạn ở đầu tác phẩm, người đọc biết được tính cách nghiêm khắc của ba cậu khi mỗi lần cậu nghịch đều bị ba đánh đòn. Bởi vậy, Ngạn rất sợ ba. Nhưng ba lại sợ bà. Và điều này với Ngạn lại là một điều tốt, cậu đánh giá:

(23) Điều đó thật may mắn đối với tôi.(tr.6)

Nhờ VNTT may mắn, ta biết được cách suy nghĩ, nhận thức của nhân vật. Việc ba sợ bà là điều may mắn đối với cậu vì ba thường không dám trái ý bà, mà bà lại luôn bênh vực cậu mỗi khi cậu bị ba đánh mắng (dù do cậu nghịch ngợm hay lười học). Tách câu ra khỏi văn cảnh, VNTT may mắn sẽ trở nên khó hiểu về nghĩa.

Đặc biệt, trong tác phẩm có 5 lần VNTT hay được sử dụng để thể hiện sự đánh giá của các nhân vật với các đối tượng khác nhau. Đó là lời khen ngợi của Hà Lan dành cho bản nhạc của Ngạn:

(24) Bản nhạchay quá. (tr.94)

Hay sự đánh giá khách quan của Ngạn dành cho Dũng:

(25) Giọng nó khá hay, Dũng hát hay, những bản nhạc cũng hay. (tr.128) Có khi, VNTT biểu đạt thông tin đánh giá dùng để trấn an người nghe như: (26) Lá này hay lắm! (Ngạn ngồi yên một lát, mũi Ngạn hết chảy máu liền). (tr.62)

VNTT hư thể hiện thái độ không hài lòng của bà nội đối với Ngạn khi cậu thắc mắc về việc Hà Lan cũng tắm truồng như cậu:

(27) Cháu hư lắm! … Vậy là cháu bà hư quá! (tr.39)

Các đánh giá này thường có vai trò của kết luận trong lập luận, được minh họa sáng tỏ bằng những chi tiết ở các vế, các câu trước, sau. Chẳng hạn VNTT nêu kết luận nom

thật tội nghiệp trong: (28) Còn thằng Ngọc thìnom thật tội nghiệp, (đầu nó mỗi lúc một chúi xuống như muốn chui tọt luôn vào gầm bàn). (tr.28) thì vế sau đầu nó mỗi lúc một chúi xuống ... chínhlà sự lí giải cho đánh giá nom thật tội nghiệp.

Còn trong: (29) “Người nó đẫm nước và loáng ánh trăng, nom huyền hoặc và xa lạ.” (tr.38) thì nom huyền hoặc và xa lạ là sự đánh giá dựa trên cơ sở miêu tả phía

Nhìn chung, qua việc sử dụng VNTT biểu thị thông tin đánh giá, tác giả đã phần nào khắc họa tính cách nhân vật trong tác phẩm. Quá trình phát triển tính cách, sự thay đổi suy nghĩ, diễn biến tâm lý nhân vật nhờ đó cũng được biểu thị rõ nét hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tính từ trong mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh (Trang 94 - 97)