Khái quát về các chức năng ngữ dụng của bổ tố tính từ trong Mắt biếc

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tính từ trong mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh (Trang 100 - 101)

7. Bố cục của luận văn

3.3.1. Khái quát về các chức năng ngữ dụng của bổ tố tính từ trong Mắt biếc

Bên cạnh việc sử dụng ĐTTT và VNTT, chức năng bổ tố của TT ở phương diện ngữ dụng cũng có một vai trò nhất định trong việc diễn đạt, biểu đạt nội dung, ý nghĩa tác phẩm một cách đầy đủ, đa dạng, nhiều chiều hơn. BTTT trong MB xét về phương diện ngữ dụng chỉ có chức năng thông tin và hàm ý. Cụ thể như sau:

Bảng 3.7.Thống kê tình hình sử dụng các loại bổ tố tính từ ngữ dụng trong Mắt biếc

Bổ tố tính từ Tổng số tính từ Lƣợt sử dụng Số lƣợng Tỉ lệ Số lƣợt Tỉ lệ Bổ tố tính từ cần yếu 33 14,0% 33 12,6% Bổ tố tính từ miêu tả 200 85,1% 227 86,6% Bổ tố tính từ hàm ý 2 0,9% 2 0,8% Tổng 235 100% 262 100%

Từ kết quả bảng khảo sát trên, ta nhận thấy:

- Chức năng biểu đạt thông tin miêu tả chiếm số lượng là 200 (85,1%) và số lượt sử dụng là 227 (86,6%), nhiều nhất trong số ba nhóm BTTT. So sánh với BTTT biểu thị thông tin cần yếu, số lượng sử dụng BTTT thông tin miêu tả nhiều gấp 6 lần tổng số BTTT biểu thị thông tin cần yếu. Điều này cho thấy, chức năng biểu thị thông tin phụ, dùng để miêu tả hành động, trạng thái của đối tượng trong câu văn là chức năng cơ bản, phổ biến nhất của BTTT.

- BTTT biểu đạt chức năng thông tin cần yếu có số lượng và số lượt sử dụng lớn thứ hai, tuy nhiên chỉ bằng 1/6 số lượt sử dụng BTTT biểu thị thông tin miêu tả. Khảo sát trong 199 trang truyện, tác giả đã sử dụng 33 BTTT thông tin cần yếu, chiếm 14,0%, có 33 lượt sử dụng chiếm 12,6%.

- Chức năng biểu thị hàm ý của BTTT trong MB được sử dụng ít nhất, chỉ với 2 TT (chiếm 0,9%) và 2 lượt sử dụng (chiếm 0,8%). Có thể thấy, hàm ý không được tác giả sử dụng nhiều ở BTTT mà chủ yếu biểu thị qua ĐTTT.

Từ nhận xét trên, chúng tôi đi sâu tìm hiểu, phân tích các BTTT ngữ dụng để thấy được những thành công nhất định của Nguyễn Nhật Ánh trong việc sử dụng BTTT trong tác phẩm MB.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tính từ trong mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh (Trang 100 - 101)