Khái quát về các chức năng ngữ dụng của vị ngữ tính từ trong Mắt biếc

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tính từ trong mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh (Trang 91 - 94)

7. Bố cục của luận văn

3.2.1. Khái quát về các chức năng ngữ dụng của vị ngữ tính từ trong Mắt biếc

Như đã nêu ở chương 1, trong giao tiếp cụ thể, ở vai trò vị ngữ, TT không được dùng với các chức năng chiếu vật, trang trí, biểu thị hàm ý mà chỉ dùng với chức năng biểu đạt thông tin, tức dùng để thực hiện hành vi thông báo. Tùy theo mục đích giao tiếp khác nhau mà người viết (nói) sử dụng những chức năng biểu đạt thông tin khác nhau của VNTT. Khác với ĐTTT, những thông tin được biểu đạt ở VNTT đều hiển ngôn. Theo chúng tôi, các câu có VNTT thường là câu thực hiện hành vi mượn lời, chủ yếu dùng trong lập luận.

Trong MB, tác giả đã sử dụng 188 VNTT với 227 lượt sử dụng. Với khả năng biểu đạt thông tin đa dạng, VNTT có khả năng trực tiếp miêu tả, cung cấp thông tin cho người đọc về sự vật, sự việc được nói tới trong chủ ngữ. Cũng giống như ĐTTT, để có thể có chức năng biểu đạt thông tin, VNTT phải chứa thông tin của câu và được tác giả sử dụng với mục đích đem “cái mới” tới độc giả, ở các mức độ khác nhau, tùy vào văn cảnh. Trong trường hợp câu văn sau:

(1)Vòng tròn người xung quanh mỗi lúc một dày đặc. (tr.19)

VNTT dày đặc là từ chứa cái mới với người đọc do xuất hiện lần đầu trong tác phẩm, góp phần miêu tả lại cảnh tượng cụ thể tại phiên chợ Đo Đo khi mọi người đang nô nức xem nhóm người mãi nghệ biểu diễn.

- Về phương tiện biểu đạt

Cả VNTT biểu thị đặc trưng ở bản thân sự vật và VNTT biểu thị đặc trưng được xác định thông qua quan hệ hoặc tác động qua lại giữa sự vật với đối tượng khác đều có chức năng ngữ dụng. Chúng biểu đạt các thông tin về đánh giá, miêu tả của sự vật được nói tới ở chủ ngữ. Chúng có một số đặc điểm về nghĩa và cấu tạo như sau:

+ Về nghĩa:

Nội dung mà VNTT biểu đạt thông tin cụ thể về những đặc điểm mà người đọc chưa biết, những đánh giá của tác giả hoặc nhân vật, tình trạng của sự vật, sự việc được nói tới. Những thông tin mà VNTT cung cấp thường là những điều mà người đọc không dễ nhận biết hay suy đoán qua ngữ cảnh. Ví dụ câu văn sau:

(2)Chị Quyên gan lì hơn tôi nhiều. (tr.10)

Câu văn trên cho thấy đặc điểm tính cách của nhân vật Quyên được nhắc đến lần đầu tiên trong tác phẩm. Đặc điểm này người đọc không được biết trước đó. Chỉ sau câu văn này, tác giả mới giải thích rõ hơn những hành động của nhân vật cho thấy tính cách gan lì. VNTTT gan lì cũng thế hiện sự đánh giá của người nói (Ngạn) đối với nhân vật chị Quyên.

Hay những VNTT biểu đạt thông tin tình trạng qua hành vi kể của Ngạn: (3)Hẳn lòng nó rối bời đến mức không thể không một phút giãi bày. (tr.170) VNTT rối bời đã cho người đọc cho biết tình trạng của Hà Lan trong hoàn cảnh cụ thể được kể trong tác phẩm. Người đọc chỉ có thể hiểu được lời kể của Ngạn khi đã đọc tác phẩm, đã hiểu nội dung câu chuyện và lí giải được vì sao Hà Lan lại có tâm trạng ấy.

+ Về cấu tạo:

Trong MB, chúng tôi nhận thấy nhà văn chủ yếu sử dụng VNTT thông tin ở dạng từ. Ngoài ra, có một số trường hợp là các cụm đẳng lập, như:

(4)Lòng tôi nhẹ nhõm và hân hoan. (tr.94)

(5)Tâm hồn lại cực kỳ sâu sắc và nhân ái. (tr.203)

Hay cụm chính phụ, có thể có các dạng cấu tạo cụm chính phụ sau: cụm chính phụ có thành tố phụ trước là hư từ: “Vậy mà mắt cứ cay …” (tr.37); cụm chính phụ

có thành tố phụ sau là các thực từ (biểu thị ý so sánh: “Nhưng nhà nó mát mẻ hơn nhà tôi nhiều” (tr.50); “Nỗi buồn mênh mông như biển” (tr.155), biểu thị mức độ: “Chỉ có đôi mắt Hà Lan là không thay đổi, vẫn đẹp lạ lùng”, “Lớn lên, tình trạng ngày

càng tồi tệ hơn” (tr.31), chủ thể mang tính chất: “Lòng tôi sẽ ngập đầy lá rụng”

(tr.138), phạm vi thể hiện của tính chất: “Nhưng tôi chỉ tươi được một ngày” (tr.118). - Về khả năng thông báo:

+ Dựa vào nội dung thông tin: Các VNTT trong MB cung cấp cho người đọc những thông tin miêu tả, tình trạng và cả những đánh giá của tác giả hoặc một nhân

vật nào đó trong tác phẩm về các sự vật, sự việc được nói tới ở chủ ngữ. Chẳng hạn VNTT hư trong câu: (6) “Ngạn hư lắm!” (tr.40) đã biểu thị thông tin đánh giá của cô Thịnh về Ngạn. Hay trong trường hợp VNTT miêu tả:

(7) Thằng Ngọc ngọ nguậy với vẻ khổ sở, mặt tái xanh, mồ hôi lấm tấm. (tr.28) Trong câu văn trên, những VNTT tái xanh, lấm tấm miêu tả khuôn mặt của nhân vật Ngọc, giúp độc giả có những hình dung cụ thể về nhân vật.

Trường hợp VNTT biểu thị thông tin tình trạng của sự vật, sự việc, ví dụ:

(8) Đầu óc tôi mải bận bịu vào việc đoán xem lát nữa đây tôi sẽ bị đánh mấy

roi. (tr.10)

VNTT bận bịu biểu thị tình trạng của nhân vật một cách cụ thể, rõ ràng. + Dựa vào vai trò của thông tin:

Xét trong tác phẩm, VNTT có khả năng giúp tác giả cung cấp những thông tin chính của câu. Chẳng hạn, câu văn sau:

(9)Nhà bà Năm Tự yên tĩnh lắm. (tr.91)

VNTT yên tĩnh ở câu trên cung cấp thông tin chính cho câu văn. Có những trường hợp VNTT đóng vai trò chứa thông tin phụ trong câu: (10)Ở nhà bà cô sung sướng đầy đủ mọi bề. (tr.170)

Thông tin chính ở câu trên nằm ở động từ sung sướng, VNTT đầy đủ chỉ là thông tin phụ.

- Phân loại VNTT ngữ dụng:

Qua khảo sát về phương diện ngữ dụng của VNTT trong MB, chúng tôi thống kê được tình hình sử dụng các loại VNTT ngữ dụng sau:

Bảng 3.6: Thống kê tình hình sử dụng các loại vị ngữ tính từ ngữ dụng trong Mắt biếc

Phân loại Tổng số tính từ Lƣợt sử dụng Số lƣợng Tỉ lệ Số lƣợng Tỉ lệ

Vị ngữ tính từ biểu đạt thông tin đánh giá 69 36,7% 89 39,0% Vị ngữ tính từ biểu đạt thông tin miêu tả 57 30,3% 66 28,9% Vị ngữ tính từ biểu đạt thông tin tình trạng 62 33,0% 73 32,1%

Từ bảng trên, dễ nhận thấy số lượng sử dụng của các loại VNTT trong tác phẩm có độ chênh lệch không cao. Cụ thể như sau:

- VNTT biểu đạt đánh giá được sử dụng nhiều nhất về cả số lượng và số lượt sử dụng. Số lượng VNTT đánh giá là 69 chiếm 36,7% số lượt sử dụng là 89 chiếm 39,0%. Điều này cho thấy, Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu sử dụng VNTT để đánh giá, chức năng đánh giá cũng chính là chức năng chính của VNTT.

- VNTT biểu đạt thông tin tình trạng được tác giả sử dụng nhiều thứ hai. Cụ thể theo kết quả khảo sát, số VNTT biểu đạt thông tin tình trạng là 62 tính từ, chiếm 33,0% với số lượt sử dụng là 73 lượt, chiếm 32,1%. Từ kết quả này, chúng tôi kết luận: VNTT biểu đạt thông tin tình trạng được Nguyễn Nhật Ánh sử dụng khá phong phú, nhưng số lượt dùng lặp lại của các tính từ không nhiều.

- VNTT biểu đạt thông tin miêu tả được sử dụng ít nhất, nhóm VNTT này gồm 57 tính từ, chiếm 30,3% với số lượt sử dụng là 66 lượt, chiếm 28,9%.

Để lý giải sâu sắc hơn đặc điểm sử dụng của các loại VNTT thông tin trong tiểu thuyết MB, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu, phân tích các trường hợp sử dụng tiêu biểu trong tác phẩm.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tính từ trong mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)