7. Bố cục của luận văn
2.4.1. Khái quát về bình diện ngữ nghĩa của bổ tố tính từ trong Mắt biếc
Tác phẩm MB thuộc kiểu văn bản tự sự, có nhiệm vụ chính là trình bày một chuỗi các sự kiện, hành động. Muốn thổi hồn vào những sự kiện, hành động đó, cần sử dụng không ít các thành tố phụ chỉ đặc điểm cho động từ (các BTTT). Bởi vậy, tỉ lệ sử dụng BTTT trong tác phẩm nhiều hơn tỉ lệ sử dụng VNTT. Hơn nữa, với phương thức biểu đạt chính là tự sự, Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu sử dụng nhiều danh từ và động từ để biểu thị hành động của nhân vật. Do vậy, ngoài việc sử dụng một số lượng lớn ĐTTT như đã phân tích ở trên, chúng tôi nhận thấy tác giả cũng sử dụng TT đi kèm với các động từ thực hiện chức năng ngữ pháp là bổ tố. Điều này cho thấy, Nguyễn Nhật Ánh rất chú trọng sử dụng TT sao cho phù hợp với nội dung tác phẩm, kiểu văn bản. Kết quả thống kê bảng 1 cho thấy, có 235 TT với 262 lượt sử dụng các TT trong vai trò bổ tố. Theo chúng tôi, BTTT có điểm thống nhất với ĐTTT là cũng vừa có chức năng hạn định, vừa có chức năng miêu tả. Số lượng và số lượt sử dụng cụ thể như sau:
Bảng 2.6: Thống kê tình hình sử dụng các loại bổ tố tính từ ngữ nghĩa trong Mắt biếc
Bổ tố tính từ Tổng số tính từ Lƣợt sử dụng Số lƣợng Tỉ lệ Số lần Tỉ lệ Bổ tố tính từ hạn định 46 19,6% 47 17,9% Bổ tố tính từ miêu tả 189 80,4% 215 82,1% Tổng 235 100% 262 100% Từ bảng thống kê trên, có thể nhận xét:
- Nếu như ở ĐTTT, chức năng hạn định là chức năng cơ bản, quan trọng nhất thì ở BTTT, chức năng quan trọng là chức năng miêu tả. Số lượng và số lượt sử dụng của BTTT miêu tả trong MB nhiều gấp hơn 4 lần số lượng và số lượt sử dụng cảu BTTT hạn định.
- Xét trên các phương diện ngữ nghĩa, chúng tôi khảo sát nhóm BTTT biểu thị đặc điểm gắn trực tiếp với hoạt động trạng thái, tính chất và nhóm BTTT chỉ đặc
điểm của hoạt động chủ yếu thông qua tính chất, trạng thái của đối tượng trong hoạt động. Kết quả như sau:
Bảng 2.7: Thống kê tình hình sử dụng các nhóm, tiểu nhóm bổ tố tính từ ngữ nghĩa trong Mắt biếc
Nhóm Tiểu nhóm biểu thị đặc điểm hoạt động bằng Tổng số tính từ Lƣợt sử dụng Số lƣợng Tỉ lệ Số lƣợng Tỉ lệ C. Nhóm tính từ biểu thị đặc điểm của hoạt động trạng thái, tính chất nêu ở vị từ trung tâm
1. Trạng thái tâm lý, thái
độ đi kèm 60 25,5% 62 23,7% 2. Tính chất của vị trí 12 5,1% 20 7,7% 3. Tính chất của thời gian, tốc độ 13 5,5% 19 7,2% 4. Cách thức, cường độ 86 36,6% 91 34,7% 5. Tính chất của số lượng,
khối lượng cái bị tác động 8 3,4% 11 4,2%
6. Chất lượng của hoạt động 11 4,7% 12 4,6%
7. Kết quả của hoạt động 28 11,9% 29 11,1%
D. Nhóm tính từ vừa biểu thị đặc điểm của hoạt động trạng thái, tính chất nêu ở vị từ trung tâm vừa chỉ tính chất của chủ thể
17 7,3% 18 6,9%
Tổng số 235 100% 262 100%
Kết quả thống kê được chúng tôi khái quát như sau:
- Nhóm C (BTTT chỉ biểu thị đặc điểm của hoạt động trạng thái, tính chất nêu ở vị từ trung tâm) có số lượng và số lượt sử dụng lớp áp đảo và tỷ lệ sử dụng cao hơn hẳn nhóm thứ hai, số lượng tiểu nhóm cũng phong phú hơn, cho thấy đây là nhóm cơ bản của BTTT.
- Trong nhóm A, BTTT chỉ đặc điểm về cách thức, cường độ có số lượng lớn nhất và cũng được sử dụng nhiều nhất. BTTT chỉ đặc điểm về tính chất của số lượng, khối lượng cái bị tác động có số TT và số lượt sử dụng ít nhất.
Có thể lý giải sự chênh lệch này qua việc đi sâu vào tìm hiểu phương diện ngữ nghĩa của BTTT.