Định tố tính từ có chức năng miêu tả (định tố tính từ miêu tả) trong Mắt biếc

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tính từ trong mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh (Trang 44 - 49)

7. Bố cục của luận văn

2.2.3. Định tố tính từ có chức năng miêu tả (định tố tính từ miêu tả) trong Mắt biếc

Như đã khẳng định, MB là một tác phẩm sử dụng phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả là chính nên tác giả sử dụng TT khá nhiều. Bên cạnh ĐTTTHĐ, Nguyễn Nhật Ánh còn sử dụng kết hợp những ĐTTTMT. Số lượt sử dụng ĐTTTMT trong MB là 43 ĐTTT (13,3%) với 46 lượt sử dụng (10,3%). Con số này khiêm tốn hơn nhiều so với ĐTTTHĐ, tuy nhiên, đóng góp của những ĐTTT này về mặt ngữ nghĩa trong tác phẩm là không hề nhỏ.

Kết quả khảo sát cho thấy trong 199 trang truyện, Nguyễn Nhật Ánh sử dụng ĐTTTMT thuộc một số tiểu nhóm sau:

Bảng 2.4: Thống kê tình hình sử dụng các nhóm, tiểu nhóm định tố tính từ miêu tả trong Mắt biếc Nhóm Tiểu nhóm chỉ đặc điểm ở phƣơng diện Lƣợt sử dụng Ví dụ A. Nhóm tính từ biểu thị đặc điểm ở bản thân sự vật 1. Chiều kích 3 (6,5%)

Trong khoảng thời gian ngắn ngủi

đó, tôi chỉ đến chơi vài lần (tr.188);

2. Tính chất vật lí 7

(15,2%)

Tôi sẽ không thể nào bắt gặp vẻ rầu rĩ huy hoàng của mặt trời lúc từ giã

trời xanh (tr.124); 3. Phẩm chất, tính

cách, năng lực

26 (56,5%)

Trong giấc mơ đẹp đẽbuồn rầu

đó, tôi chính là chàng Thạch Sanh

dũng cảm (tr.80);

4. Số lượng 1 (2,2%) “Trong những giây phút hiếm hoi

đó, chúng tôi vô cùng mừng rỡ.”

(tr.58).

5. Giá trị chung 3 (6,5%) “Nhưng điều tốt đẹp đó lại xảy đến

quá muộn.” (tr.43) 6. Tầm vóc, mức

độ

1 (2,2%) “Bên cạnh nỗi buồn lớn lao đó, tôi

còn một nỗi băn khoăn khác” (tr.80); B. Nhóm tính từ

biểu thị đặc điểm

được xác định

thông qua quan hệ hoặc tác động qua lại giữa sự vật với đối tượng khác 7. Tác động của sự vật tới cảm giác, tình cảm, nhận thức, thể chất, sức khỏe, lợi ích, vẻ đẹp, ... của đối tượng khác 5 (10,9%) Sau những trò chơi ném cát thú vị

đó, bao giờ tôi cũng bị ăn đòn (tr.10);

Tổng số 46 (100%)

Từ kết quả khảo sát trên, có thể thấy rằng:

- Số lượng tiểu nhóm ĐTTTMT là 7, chưa bằng ½ so với con số 15 tiểu nhóm ĐTTTHĐ được sử dụng trong MB. Giống như ở ĐTTTHĐ, ĐTTTMT trong MB cũng bao gồm hai nhóm: nhóm A (ĐTTMT biểu thị đặc điểm ở bản thân sự vật) và

nhóm B (ĐTTTMT biểu thị đặc điểm được xác định thông qua tác động qua lại giữa sự vật với đối tượng khác).

- Nhóm A chiếm số lượt sử dụng lớn (41 lượt, chiếm 89,1%). Nhóm này bao gồm 6 tiểu nhóm sau:

+ Tiểu nhóm 1 (ĐTTTMT chỉ đặc điểm ở phương diện chiều kích)

Theo thống kê, tiểu nhóm 1 được sử dụng không nhiều, trong số 46 ĐTTTMT được sử dụng chỉ có 3 ĐTTT, chiếm 6,5%. Đó là các ĐTTT miêu tả đặc điểm về kích thước của sự vật: xa, ngắn ngủi, mênh mông. Các TT này làm định tố cho các danh từ đã được định danh, xác định nên chúng không có chức năng hạn định, phân loại sự vật. Tác giả sử dụng các ĐTTT này với mục đích miêu tả, cung cấp thêm thông tin về đặc điểm của các sự vật được nói đến trong câu. Về cơ bản, việc lược bỏ các ĐTTTMT thường không ảnh hưởng tới tính độc lập của câu. Ví dụ câu văn sau:

(32) Bọn con trai chúng tôi thì tung hoành trên khoảng sân mênh mông còn lại.

(tr.74)

ĐTTTMT bổ sung thêm đặc điểm cho danh từ khoảng sân. Nếu ta bỏ đi ĐTTTMT, câu sẽ thành: “Bọn con trai chúng tôi thì tung hoành trên khoảng sân còn lại”. Về cơ bản, câu văn vẫn trọn vẹn ý nghĩa. Tuy nhiên, người đọc sẽ không được cung cấp những thông tin miêu tả về đặc điểm của khoảng sân.

+ Tiểu nhóm 2 (ĐTTTMT chỉ đặc điểm ở phương diện tính chất vật lý)

Trong những đoạn văn miêu tả, các ĐTTTMT thuộc tiểu nhóm 2 thường giúp bộc lộ cho người đọc biết một cách cụ thể đặc điểm tính chất của đối tượng. Kết quả khảo sát cho thấy, trong tổng số 7 ĐTTTMT thuộc tiểu nhóm này, Nguyễn Nhật Ánh sử dụng 4 ĐTTTTMT màu sắc khác nhau: đen thẳm, xanh, tím, vàng. Trong câu văn sau, màu xanh được dùng để miêu tả màu sắc của trời:

(31) Tôi sẽ không thể nào bắt gặp vẻ rầu rĩ huy hoàng của mặt trời lúc từ giã

trời xanh. (tr.124)

Trời là danh từ chỉ sự vật duy nhất nên hoàn toàn không cần chức năng hạn định của ĐTTT. Tác giả sử dụng TT xanh để cụ thể hóa đặc điểm màu sắc của bầu trời, đồng thời giúp câu văn thêm cân đối, nhịp nhàng hơn về cấu trúc.

+ Tiểu nhóm 3 (ĐTTTMT theo đặc điểm ở phương diện phẩm chất, tính cách, năng lực):

Tiểu nhóm 3 có số lượt sử dụng nhiều nhất, với 26 lượt chiếm 56,5% tổng số lượt sử dụng của ĐTTTMT trong MB. Các ĐTTT này có chức năng biểu thị những đặc trưng về phẩm chất, tính cách, năng lực riêng có của mỗi sự vật, đối tượng. Trong câu văn sau:

(32) Chính giữa những trò chơi nghịch ngợmhồn nhiên đó, tôi được nghe lại tiếng cười khanh khách vô tư của Hà Lan. (tr.109)

Hai ĐTTTMT nghịch ngợm, hồn nhiên cho thấy rõ đặc điểm về phẩm chất,

tính cách của nhân vật, giúp hình ảnh được miêu tả trong câu văn hiện lên một cách cụ thể, sinh động.

Ở một ví dụ khác, tiểu nhóm 3 còn được dùng để bộc lộ cách nhìn nhận, đánh giá của người nói đến bản thân đối tượng:

(33) Trong giấc mơ đẹp đẽbuồn rầu đó, tôi chính là chàng Thạch Sanh

dũng cảm. (tr.80)

Các ĐTTTMT đẹp đẽ, buồn rầu, dũng cảm giúp người đọc cảm nhận rõ hơn về

những sự vật được nói đến. Bao giờ cũng vậy, bên cạnh chức năng miêu tả, các ĐTTTMT cũng góp phần thể hiện một cách kín đáo những tình cảm của nhân vật.

+ Tiểu nhóm 4 (ĐTTTMT biểu thị số lượng):

Chỉ có 1 ĐTTTMT thuộc tiểu nhóm này, được sử dụng trong câu văn:

(34) Trong những giây phút hiếm hoiđó, chúng tôi vô cùng mừng rỡ. (tr.58) ĐTTT hiếm hoi biểu thị số lượng của sự vật đã được xác định cụ thể trong câu văn, nhờ có ĐTTT này mà tình cảm, sự trân trọng của nhân vật đối với những giây phút được nói tới trong câu được rõ ràng, cụ thể.

+ Tiểu nhóm 5 (ĐTTTMT chỉ đặc điểm ở phương diện tầm vóc, mức độ)

Nguyễn Nhật Ánh chỉ dùng 1 ĐTTTMT thuộc tiểu nhóm 5, đó là ĐTTTMT lớn

lao trong câu văn sau:

(35) Bên cạnh nỗi buồn lớn lao đó, tôi còn một nỗi băn khoăn khác. (tr.80) Tác giả sử dụng ĐTTT lớn lao để thể hiện sự cảm nhận về nỗi buồn mà nhân vật phải trải qua. ĐTTT trong trường hợp này kín đáo bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật.

+ Tiểu nhóm 6 (ĐTTTMT theo đặc điểm ở giá trị chung)

Tiểu nhóm ĐTTT này gồm 3 TT, chiếm 6,5 % tổng số lượt sử dụng của ĐTTTMT trong tác phẩm. Đây là một con số không lớn nhưng góp phần thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá của nhân vật với sự vật được nói tới một cách kín đáo. Trường hợp sử dụng của các ĐTTTMT tuyệt vời, đẹp đẽ trong các câu văn sau thể hiện rõ điều đó:

(36) Mỗi khi tình cờ bắt gặp món đồ chơi tuyệt vời này bày bán đâu đó ở một góc đường, tôi thường mua hàng chục con đem về để trên bàn. (tr.56)

(37) Nhưng những cảnh tượng đẹp đẽ đó không làm tôi nguôi ngoai nỗi ấm ức trong lòng. (tr.63)

- Nhóm B (ĐTTTMT biểu thị đặc điểm được xác định thông qua tác động qua lại giữa sự vật với đối tượng khác)

Trong MB, nhà văn sử dụng duy nhất 1 tiểu nhóm, đó là tiểu nhóm ĐTTTMT thuộc nhóm này, tiểu nhóm 7 (ĐTTTMT chỉ đặc điểm tác động của sự vật tới cảm giác, tình cảm, nhận thức, thể chất, sức khỏe, lợi ích, vẻ đẹp, ... của đối tượng khác), bao gồm 5 lượt, chiếm 10,9%. Những ĐTTTMT tiểu nhóm 10 cho thấy rõ những tác động của sự vật, đối tượng tới cảm giác, tình cảm, nhận thức … của người nói một cách cụ thể, rõ ràng, như trong các câu văn sau:

(38) Tôi tưởng như mình đang trôi lững lờ giữa làng quê yêu dấu. (tr.100)

(39) Chúng đánh thức trong tôi những kỉ niệm xôn xao của làng quê yêu dấu.

(tr.128)

ĐTTTMT yêu dấu biểu hiện kết quả sự tác động đến tình cảm của người nói, cụ thể là tình cảm của Ngạn dành cho ngôi làng Đo Đo. Tác giả hai lần dùng ĐTTTMT

yêu dấu để nhấn mạnh tình cảm sâu sắc, gắn bó máu thịt của Ngạn với quê hương.

Ta nhận thấy, để thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá của nhân vật với đối tượng được nói đến, có hai cách: hoặc là có thể trực tiếp miêu tả, đánh giá đối tượng, hoặc gián tiếp thể hiện qua cách gọi tên đối tượng bằng việc sử dụng những ĐTTT đi kèm. Nguyễn Nhật Ánh đã lựa chọn cách thứ hai. Tức là tác giả đã sử dụng ĐTTT để thể hiện đặc điểm của đối tượng một cách gián tiếp, như là sự miêu tả không chủ ý. Như trường hợp sử dụng ĐTTTMT thơ mộngtrong câu sau:

(40) Tôi và Hà Lan ngồi dưới bóng mát của giàn thiên lý thơ mộng này chơi những trò chơi tuổi nhỏ. (tr.51)

Những ĐTTTMT này giúp cái nhìn của nhân vật trở nên khách quan hơn khi không phải trực tiếp thể hiện cảm nhận của mình. Đây là tác dụng chủ yếu của ĐTTT mà ở những chức năng ngữ pháp khác, TT không thể làm được.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tính từ trong mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)