Bổ tố tính từ biểu thị thông tin cần yếu (bổ tố tính từ cần yếu)

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tính từ trong mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh (Trang 101 - 103)

7. Bố cục của luận văn

3.3.2. Bổ tố tính từ biểu thị thông tin cần yếu (bổ tố tính từ cần yếu)

BTTT cần yếu là những BTTT biểu thị thông tin quan trọng không thể thiếu trong động ngữ, tính ngữ; nó giúp hiểu được hành động, trạng thái, tính chất được đề cập trong câu.

Chẳng hạn trong những ví dụ sau:

(1) Có lúc nó tỏ ra cực kì bướng bỉnh. (tr.31)

(2) Tôi chẳng cần biết hay dở. (tr.89) (3) Tôi trở nên can đảm. (tr.93)

Các TT bướng bỉnh, hay dở, can đảm đều góp phần biểu thị loại hành động, trạng thái; giúp người đọc hiểu các hành động, trạng thái, suy nghĩ được nói tới là gì. Trong 3 ví dụ trên, những động từ chính của câu đều là những động từ đòi hỏi bắt buộc phải có bổ tố thì câu mới trọn vẹn ý nghĩa. Nếu bỏ các BTTT câu sẽ trở nên không rõ nghĩa hoặc vô nghĩa: “Tôi trở nên”; “Tôi chẳng cần biết”; “Có lúc nó tỏ ra”.

- Đặc điểm của BTTT biểu đạt thông tin cần yếu + Về phương tiện biểu đạt

Xét về đặc điểm nghĩa, nội dung mà BTTT biểu đạt thường phải là những đặc điểm mà người đọc đã biết hoặc dễ biết ở đối tượng được nói tới. Nó phải là những điều mà người đọc chưa biết, những thông tin không dễ nhận biết hay suy đoán qua ngữ cảnh giao tiếp. Đó là những hành động, trạng thái, thái độ của nhân vật được trực tiếp biểu thị trong câu văn. Ví dụ, để trả lời cho câu hỏi “Hà Lan về làng có thường xuyên không?” có câu trả lời:

(4) Hà Lan ít về làng. (tr.137)

Thông tin chính ở câu trên nằm ở BTTT ít , giúp người đọc biết được thông tin Hà Lan dạo gần đây đã không còn thường xuyên về làng nữa, người đọc cũng ngầm dự đoán được sự xa cách của cô với làng quê của mình.

Xét về cấu tạo, BTTT biểu thị thông tin chính trong MB đều là từ, không có trường hợp nào BTTT là cụm từ. Tất cả các BTTT trong MB đều giữ chức năng phụ cho các động ngữ trong câu, không có trường hợp phụ cho tính ngữ.

- Về khả năng thông báo

Dựa vào nội dung thông báo, Có thể thấy, không chỉ cung cấp cho người đọc thông tin về loại/ kiểu hành động, trạng thái của đối tượng, BTTT biểu thị thông tin chính còn giúp bộc lộ những tình cảm, thái độ của nhân vật (người nói) về một đối tượng một cách cụ thể. Chẳng hạn trong:

(5) Tôi cố tỏ ra dịu dàng với nó. (tr.201)

BTTT dịu dàng chứa thông tin chính của câu, bổ sung ý nghĩa cho động từ tỏ ra. Qua sự biểu thị của BTTT, người đọc cảm nhận được hành động tỏ ra dịu dàng của nhân vật là sự khiên cưỡng, gượng ép. Trong văn cảnh, đây là thái độ của Ngạn với Dũng để xoa dịu nó. Nguyên do là vì Ngạn vốn không ưa Dũng nhưng lại không muốn Dũng vì tự ái mà không cưới Hà Lan.

Có thể thấy, mặc dù được sử dụng không nhiều, BTTT biểu thị thông tin cần yếu đã góp phần quan trọng trong việc làm rõ hành động, trạng thái, thái độ được nói tới, phục vụ trực tiếp cho mục đích giao tiếp của tác giả với người đọc.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tính từ trong mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)