Vị ngữ tính từ biểu đạt thông tin miêu tả (vị ngữ tính từ miêu tả)

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tính từ trong mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh (Trang 97 - 98)

7. Bố cục của luận văn

3.2.3. Vị ngữ tính từ biểu đạt thông tin miêu tả (vị ngữ tính từ miêu tả)

VNTT biểu đạt thông tin miêu tả là những VNTT được người viết, người nói sử dụng để thực hiện hành vi tả, giúp cho độc giả có thể hình dung một cách rõ nét về một sự vật nào đó. Chức năng biểu đạt thông tin miêu tả có ở 57 VNTT trong MB (chiếm 30,3%) với 66 lượt sử dụng (chiếm 28,9%). Các đặc điểm được VNTT miêu tả thể hiện trong MB chủ yếu là đặc điểm nằm ở bản thân sự vật được miêu tả.

Chẳng hạn trong:

(30) Cây thị già,cao to. (tr.32)

Các VNTT già, cao to biểu thị trực tiếp đặc trưng về tuổi tác, về hình dáng của cây thị, giúp độc giả hình dung cụ thể hình ảnh cây thị được nói tới trong câu.

Hay chân dung thầy Cải cũng được bộc lộ rất cụ thể qua đoạn miêu tả có sử dụng rất nhiều VNTT biểu đạt thông tin miêu tả:

(31) (Thầy Cải), người cao to, mắt chột, tóc rễ tre, khác xa hình ảnh trang nghiêm và đạo mạo của thầy Phu. (tr.44)

Hình ảnh thầy Cải được miêu tả qua con mắt nhìn của Ngạn hiện ra rất cụ thể: về vóc dáng (cao to), về đặc điểm riêng dễ nhận biết (mắt bị chột), về mái tóc (rễ tre). Ngạn cũng đặt chân dung thầy Cải cạnh thầy Phu để làm nổi rõ đặc điểm chung

về diện mạo của hai thầy (khác xa).

Trong câu văn miêu tả sau, ngoại hình của người dân miền duyên hải được hình dung phần nào qua những VNTT miêu tả màu da trong:

(32) Những người dân miền duyên hải da rám nắng phô hàm răng trắng ởn, mời chào. (tr.17)

Có thể thấy, VNTT biểu đạt thông tin miêu tả thường có vai trò của các luận cứ trong một lập luận. Chẳng hạn trong câu văn trên, VNTT cao to, chột, rễ tređều là cơ sở cho các kết luận: khác xa hình ảnh trang nghiêm và đạo mạo của thầy Phu. Cũng như vậy, trong câu văn sau:

(33) Nghĩ đến cảnh bà tôi và mẹ tôi khóc than vật vã, tóc xổ rối tung, quần áo

VNTT xốc xếch là cơ sở cho kết luận: tự nhiên tôi thấy mủi lòng, không muốn chết nữa.

Nếu như các VNTT đánh giá giúp độc giả có được những hiểu biết về tính cách, suy nghĩ, tình cảm của nhân vật một cách trực tiếp thì những VNTT miêu tả, thường chỉ giúp độc giả phần nào dự đoán được tính cách hay nội tâm nhân vật một cách gián tiếp qua những miêu tả đặc điểm ngoại hình. Qua hành vi tả của người kể trong tác phẩm, người đọc ngầm dự đoán những tính cách, suy nghĩ hay tình cảm của nhân vật dành cho đối tượng được miêu tả. Đồng thời, suy nghĩ, tính cách hay tình cảm của chính người kể cũng được bộc lộ gián tiếp. Ví dụ qua lời tả của Ngạn về Hà Lan:

(34) Hà Lan tiễn tôi ra cửa, mặt mày tươi tỉnh. (tr.158)

VNTT tươi tỉnh miêu tả vẻ mặt của Hà Lan khi tiễn Ngạn ra cửa. Trong văn cảnh câu chuyện, Ngạn đến chơi nhà Hà Lan trong khi Hà Lan đang có cuộc hẹn khác với Dũng. Bởi vậy, cô rất muốn Ngạn ra về. Khi tiễn Ngạn, gương mặt Hà Lan lộ rõ vẻ tươi tỉnh là vì vậy. Ngạn cũng nhận ra điều đó nên khi nhìn thấy vẻ mặt tươi tỉnh đó của Hà Lan, lòng Ngạn buồn rười rượi, cậu ra về với tâm trạng nặng trĩu dỗi hờn.

Nhìn chung, VNTT biểu đạt thông tin miêu tả qua hành vi tả của nhân vật giúp tác giả có thêm một cách để khắc họa nhân vật đa dạng, nhiều chiều.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tính từ trong mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh (Trang 97 - 98)