7. Bố cục của luận văn
3.1.1. Khái quát về các chức năng ngữ dụng của định tố tính từ trong Mắt biếc
Trên bình diện ngữ dụng, ĐTTT trong MB có thể đảm nhiệm các chức năng: chiếu vật, biểu đạt thông tin, biểu thị hàm ý và trang trí. Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được tình hình sử dụng các chức năng của ĐTTT trong MB như sau:
Bảng 3.1: Thống kê tình hình sử dụng các loại định tố tính từ ngữ dụng trong Mắt biếc Chức năng ngữ dụng Tổng số tính từ Lƣợt sử dụng Số lƣợng Tỉ lệ Số lƣợng Tỉ lệ Định tố tính từ chiếu vật 238 58,3% 310 61,8% Định tố tính từ thông tin 120 29,4% 135 26,9% Định tố tính từ hàm ý 41 10,1% 46 9,1% Định tố tính từ trang trí 9 2,2% 11 2,2% Tổng 408 100,0% 502 100,0%
Từ bảng thống kê trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
- ĐTTT được sử dụng nhiều nhất ở chức năng chiếu vật. Trong tổng số 408 TT, có 238 ĐTTT chiếu vật, chiếm 58,3%, lượt sử dụng là 310 lượt chiếm 61,8%.
Điều này cho thấy chức năng chiếu vật là chức năng chính của ĐTTT, trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, chức năng của ĐTTT cũng không phải ngoại lệ.
- Đóng vai trò quan trọng thứ hai trong các ĐTTT ở phương diện ngữ dụng là các ĐTTT thông tin. Nguyễn Nhật Ánh sử dụng 120 ĐTTT với 135 lượt trong chức năng biểu đạt thông tin, chiếm 29,4% trong tổng số các ĐTTT và chiếm 26,9% tổng số lượt sử dụng ĐTTT trong MB.
- Trong MB có 41 ĐTTT hàm ý (chiếm 10,1%) với 46 lượt sử dụng (chiếm 9,1%). Đây là con số và tỷ lệ nhỏ hơn hẳn so với các con số, tỉ lệ danh ngữ có ĐTTT mang các chức năng ngữ dụng chiếu vật và thông tin.
- ĐTTT trang trí rất ít được sử dụng trong MB, chỉ có 9 ĐTTT với 11 lượt sử dụng, chiếm 2,2%. Điều này cho thấy, Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu sử dụng ĐTTT để thể hiện các nội dung cần thiết của tác phẩm. Mỗi ĐTTT đều mang một ý nghĩa nhất định, đóng một vai trò quan trọng giúp cho sự biểu đạt thông tin hay chiếu vật đối tượng được nói tới.
Kết quả khảo sát trên cơ bản thống nhất với các tài liệu nghiên cứu, khảo sát về ĐTTT trước đó. Điều này góp phần khẳng định rõ hơn: chức năng chiếu vật là chức năng chính của ĐTTT ở phương diện ngữ dụng. Tác giả chủ yếu sử dụng danh ngữ có ĐTTT để thực hiện hoặc góp phần thực hiện hành vi chiếu vật trong ngữ cảnh cụ thể của tác phẩm. Tuy nhiên, so với các tài liệu nghiên cứu, khảo sát trước đó, ở tác phẩm MB, ĐTTT ít được sử dụng với chức năng biểu thị hàm ý và trang trí. Đó là điểm khác biệt trong việc sử dụng ĐTTT của Nguyễn Nhật Ánh.
Để góp phần tìm hiểu chiều sâu nội dung tư tưởng của tác phẩm, luận văn sẽ phân tích, đánh giá các ĐTTT ở các chức năng cụ thể trên phương diện ngữ dụng.