Định tố tính từ có chức năng trang trí (định tố tính từ trang trí)

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tính từ trong mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh (Trang 87 - 90)

7. Bố cục của luận văn

3.1.5. Định tố tính từ có chức năng trang trí (định tố tính từ trang trí)

Một trong những chức năng thứ yếu nhưng đem đến giá trị nghệ thuật cao trong các tác phẩm văn học, đó chính là chức năng trang trí của ĐTTT. Khi sử dụng, tuy những ĐTTT trang trí không thực hiện được chức năng chiếu vật hay biểu thị hàm ý, nội dung phản ánh về sự vật nói tới ở danh từ trung tâm không thật logic, chính xác

hoặc không hoàn toàn mới, nhưng dường như khó có thể bỏ đi hay thay thế. Chức năng này của ĐTTT thường được sử dụng trong các tác phẩm thơ. Là một tác phẩm văn xuôi, MB ít xuất hiện ĐTTT trang trí. Khảo sát 199 trang truyện, chúng tôi nhận thấy chỉ có 11 trường hợp tác giả dùng ĐTTT với chức năng trang trí. Với tác dụng làm đẹp thêm cho câu văn và định hướng tình thái cho người đọc, những ĐTTT trang trí được tác giả MB sử dụng với những đặc điểm sau:

- Về phương tiện biểu đạt:

Những ĐTTT trang trí trong MB đều là những ĐTTTMT. + Về nghĩa:

Có 8/11 ĐTTT trang trí được Nguyễn Nhật Ánh sử dụng có mang ý nghĩa biểu thị màu sắc, chiếm 80% tổng số ĐTTT trang trí trong tác phẩm. Còn lại, 3/11 ĐTTT mang ý nghĩa khác như ý nghĩa chỉ khoảng cách không gian (xa), chiều kích (dài) hay chỉ sự đánh giá (thơ mộng) trong các câu dưới đây:

(49)Ở cuối chân trời xa, chim bay ngơ ngác. (tr.161)

(50)Thỉnh thoáng quẫy mạnh chiếc đuôi dài. (tr.156)

(51)Tôi vẫn không thể nào quên hình ảnh thơ mộng. (tr.131)

+ Về cấu tạo: Các ĐTTT trong tác phẩm đều là các từ, trong đó có 9/11 ĐTTT là các từ đơn, chỉ có 2 trường hợp sử dụng từ ghép. Có lẽ vai trò trang trí là vai trò phụ, nên trong câu nó cần có cấu tạo nhỏ gọn, đảm bảo đúng vai trò “làm đẹp”, tạo tính hài hòa, cân đối cho câu văn.

- Phân loại ĐTTT trang trí:

Có hai loại ĐTTT trang trí sử dụng trong MB, cụ thể như sau:

Bảng 3.5: Thống kê tình hình sử dụng các nhóm định tố tính từ trang trí trong Mắt biếc Phân loại Tổng số tính từ Lƣợt sử dụng Số lƣợng Tỉ lệ Số lƣợng Tỉ lệ Định tố tính từ chuyên trang trí 2 20% 3 27,3% Định tố tính từ kiêm trang trí 8 80% 8 72,7% Tổng 10 100,0% 11 100,0%

Bảng trên cho ta thấy:

- Nhóm ĐTTT chuyên trang trí chiếm số lượng rất ít, chỉ có 2/10 ĐTTT (chiếm 20%) với 3/11 lượt sử dụng (chiếm 27,3%).

- Nhóm ĐTTT kiêm trang trí có số lượng và số lượt sử dụng cao hơn hẳn so với nhóm ĐTTT chuyên trang trí, gồm 8 tính từ (chiếm 80%) với 8 lượt sử dụng (chiếm 72,7%). Đây đều là những ĐTTT trang trí kiêm chức năng biểu đạt thông tin, nhưng đó không phải là những thông tin thật sự cần thiết. Bởi vậy, chức năng trang trí ở các ĐTTT này mới được nổi rõ.

Cụ thể việc sử dụng và vai trò của các ĐTTT trang trí này đối với tác phẩm như sau: - ĐTTT chuyên trang trí:

Đây là những ĐTTT không có chức năng ngữ dụng nào khác ngoài chức năng trang trí. Những ĐTTT này không được sử dụng để chiếu vật hay biểu đạt thông tin đồng thời không được sử dụng theo những cách thức để có thể biểu thị hàm ý. Các trường hợp sử dụng ĐTTT chuyên trang trí trong tác phẩm là:

(51) Tôi sẽ không thể nào bắt gặp vẻ rầu rĩ huy hoàng của mặt trời lúc từ giã

trời xanh. (tr.124)

(52) Những kỉ niệm đã không ngừng vượt qua không gian và thời gian để lúc nào cũng cháy rực rỡ trong tôi như những ngọn nến hồng. (tr.150)

Trong ví dụ 51, trời biểu thị đối tượng duy nhất, không cần phân biệt đối tượng nào với nó, nên câu không cần ĐTTT chiếu vật. Thông tin cụ thể về màu sắc của trời thì không là thông tin mới, không cần thiết trong trường hợp nói về trời như một đối tượng để từ giã. Vì vậy, ĐTTT xanh không phải là phương tiện chiếu vật hay biểu đạt thông tin. Sự có mặt của xanh - một âm tiết có thanh cao, kết thúc bằng phụ âm vang, có nghĩa biểu thị màu sắc- chỉ khiến câu văn thêm hình ảnh, nhạc điệu mà thôi.

Tương tự, màu của ngọn nến không phải là cơ sở để chiếu vật, cũng không phải là thông tin cần biểu đạt. Vậy nên, hồng trong những ngọn nến hồng ở ví dụ 52 chỉ có

giá trị gợi hình ảnh, tạo nhịp điệu để câu văn thêm đẹp. - ĐTTT kiêm trang trí:

ĐTTT kiêm trang trí là nhóm ĐTTT trang trí có các chức năng ngữ dụng khác. Như trên đã nói, các ĐTTT kiêm trang trí trong tác phẩm đều có chức năng biểu đạt

thông tin, dẫu những thông tin chúng cung cấp không thật sự cần thiết với phần lớn người đọc. Ví dụ trong câu văn sau:

(53)Tôi sẵn lòng đợi thêm mấy mùa phượng đỏ. (tr.192)

Trong ví dụ 53, thông thường, màu đỏ của hoa phượng đã nằm trong hiểu biết của người đọc, nên thông tin về màu sắc đó không còn mới và quan trọng với người đọc. Tuy vậy, xét trong ngữ cảnh của tác phẩm, đỏ trong mùa phượng đỏ có chứa thông tin về thời gian, nó báo hiệu sự xuất hiện của mùa hè. Bởi vậy, mặc dù không phải những thông tin mới nhưng xét riêng trong văn cảnh này, ĐTTT đỏ vẫn mang chức năng biểu đạt thông tin. Tuy nhiên, chức năng trang trí mới là chức năng chính.

Có thể thấy, ĐTTT trang trí trong MB không được sử dụng nhiều nhưng khả năng tạo hình ảnh và sức biểu hiện, làm đẹp cho câu văn của những ĐTTT này đã góp phần khẳng định nghệ thuật sử dụng ngôn từ đặc sắc của tác giả.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tính từ trong mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)