7. Bố cục của luận văn
2.3.3. Vị ngữ tính từ biểu thị đặc điểm được xác định thông qua quan hệ hoặc
động qua lại giữa sự vật với đối tượng khác (nhóm B)
So với nhóm A, những VNTT nhóm B được sử dụng ít hơn hẳn. Có lẽ do thói quen dùng từ của tác giả là ưu tiên phản ánh những đặc điểm có ở bản thân sự vật một cách trực tiếp.
Nhóm VNTT này gồm 5 tiểu nhóm, cụ thể như sau:
- Tiểu nhóm 1 (VNTT biểu thị đặc điểm được xác định thông qua quan hệ với thời gian, không gian vật xuất hiện, tồn tại)
Tiểu nhóm VNTT này gồm 7 TT với 8 lượt sử dụng. Trong đó, những VNTT chỉ đặc điểm sự vật thông qua thời gian, không gian mà sự vật xuất hiện, tồn tại chiếm số lượng nhiều nhất với 5 TT và 8 lượt sử dụng, gồm những TT già, cũ,xa, xa xăm, xa cách chỉ đặc điểm về thời gian vật tồn tại. Ví dụ:
(29) Cây thị già, cao to. (tr.32)
(30) Tôi mường tượng nghĩ đến ông tôi, một hình ảnh đã xa xăm lắm. (tr.53) (31) Tiếng trống kêu lớn, vang rất xa.(tr.58)
(32) Tôi chỉ xa cách Hà Lan hơn một tháng, lẽ nào mọi thứ đổi thay. (tr.118) Đây đều là những TT chỉ khoảng thời gian lâu dài, muộn màng, những khoảng cách lớn gợi lên tâm trạng của nhân vật. Sự vật, sự việc được nhắc đến tồn tại trong một khoảng thời gian, không gian ấy không thể là một câu chuyện vui vẻ tươi sáng. Những câu văn trên dễ chạm đến trái tim độc giả một cảm xúc buồn man mác, tiếc nuối, chênh vênh, một dự cảm không vui về số phận của các nhân vật, một ám ảnh về sự mất mát, chia ly.
- Tiểu nhóm 2 (VNTT biểu thị đặc trưng được xác định thông qua tác động của sự vật tới nhận thức, thể chất, sức khỏe, lợi ích cuộc sống, cảm giác, tình cảm của con người)
Tiểu nhóm này được dùng nhiều nhất với 11 TT và 15 lượt sử dụng. Trong đó, TT hay được sử dụng 5 lần, cả 5 lần đều biểu thị sự đánh giá tác động đến nhận thức của nhân vật với âm nhạc. Ví dụ:
(37) Bản nhạc hay quá. (tr.94)
(38) Giọng nó khá hay, Dũng hát hay, những bản nhạc cũng hay. (tr.128)
Bên cạnh đó, những TT biểu thị đặc điểm sự vật thông qua tác động của nó tới cảm giác, tình cảm của sự vật với đối tượng khác cũng có số lượng 6 TT và 6 lần sử dụng. Đó là các TT: lạnh, lạ, khổ, may mắn, nhức nhối, đau nhói. Ví dụ:
(39) Các vết thương dần dần nhức nhối. (tr.177) (40) Cằm tôi đau nhói. (tr.185)
Đây là những câu kể trực tiếp biểu hiện cảm nhận của nhân vật Ngạn. Những VNTT này khiến người đọc hiểu rõ hơn những đau đớn về thể xác mà Ngạn chịu đựng, bên cạnh những nỗi đau về tinh thần. Do đó, ta càng cảm nhận được tình cảm yêu thương, che chở mà cậu dành cho Hà Lan.
TT khổ được sử dụng trong câu nói của người bà khi nói với Ngạn về số phận của Hà Lan:
(41) Rồi nó sẽ khổ suốt đời. (tr.202)
Theo dự đoán của bà, cuộc đời Hà Lan sẽ khổ, nhưng bà chỉ dừng lại ở câu nói ấy chứ không giải thích lý do vì sao. Chính dự đoán ấy đã gây cho Ngạn cũng như
người đọc những băn khoăn, tò mò để rồi tiếp tục bị lôi cuốn vào câu chuyện mà tác giả đang kể.
- Tiểu nhóm 3 (VNTT chỉ quan hệ thân sơ)
Tiểu nhóm này chiếm số lượng ít nhất, chỉ xuất hiện duy nhất 1 TT lạ trong câu văn sau:
(42) Nó lạ ghê! (tr.39)
Đây là câu nói chỉ cảm nhận của Ngạn đối với Hà Lan khi chứng kiến cô bé đang tắm ngoài giếng nước. Cảm xúc lúc này của Ngạn (khi đó là một cậu bé) là rất ngạc nhiên, lạ lẫm không thể lý giải được vì sao mình lại bị cuốn hút vào hình ảnh ấy đến vậy. Câu nói thể hiện sự cảm nhận ngây ngô của một cậu bé băn khăn, bối rối chưa nhận ra cảm xúc đầu đời của mình. TT lạ chỉ được sử dụng duy nhất ở chức vụ vị ngữ trong trường hợp đã giúp nhân vật bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của mình.
- Tiểu nhóm 4 (VNTT chỉ quan hệ so sánh)
Những VNTT cũng có thể biệu thị đặc điểm của nhân vật thông qua quan hệ so sánh giữa các sự vật:
(35) Chị kế thằng Liêm là nhỏ Mai, bằng tuổi tôi. (tr.125) (36) Chị Quyên bằngtuổi tôi. (tr.8)
Cả hai trường hợp trên đều là những so sánh về quan hệ tuổi tác, nói về quan hệ tương đồng trong tuổi tác của các nhân vật được nói đến trong câu văn, cung cấp thông tin một cách cụ thể đến với người đọc.
- Tiểu nhóm 5 (VNTT chỉ quan hệ sở hữu, sở thuộc)
Những VNTT thuộc tiểu nhóm này chỉ gồm 2 TT giàu, giàu sang biểu thị đặc điểm của nhân vật thông qua quan hệ sở hữu với tài sản của mình trong những câu văn sau:
(33) Tôi chắc chắn rằng nó giàu sang hơn (tr.123)
(34) Nhà cậu Huấn rất giàu … Cậu Huấn giàu nhưng sống giản dị. (tr.125) Những VNTT cung cấp trực tiếp thông tin về đặc điểm sở hữu của nhân vật được nhắc đến trong câu văn. VNTT giàu sang nhấn mạnh hoàn cảnh sống của Hà Lan trên thành phố, một trong những yếu tố dẫn đến sự thay đổi trong tính cách của Hà Lan. Cậu Huấn là một nhân vật phụ, ít được nhắc đến trong tác phẩm. Trong lời kể của Ngạn có nhắc đến đặc điểm giàu của nhân vật này, câu văn giới thiệu nhân vật
làm rõ thêm hoàn cảnh gia đình của Dũng - con cậu Huấn để lý giải thuyết phục hơn sự ăn chơi phung phí của Dũng.
Như vậy, VNTT trong MB được nhà văn sử dụng khá phong phú, đa dạng ở cả hai nhóm. Mỗi nhóm TT đều góp phần vào việc thể hiện sâu sắc chủ đề, nội dung của tác phẩm. Cùng với thành công của MB, nhà văn cũng đã khẳng định tài năng qua cách sử dụng vốn từ vựng tiếng Việt để tạo nên lời văn kể chuyện duyên dáng và giàu chất thơ - điều làm nên phong cách văn chương của ông. Các VNTT qua cách dùng của Nguyễn Nhật Ánh đã phát huy tối đa hiệu quả thẩm mĩ trong trang văn MB, trở thành những dấu ấn đặc sắc có sức khơi gợi sự đồng cảm, ám ảnh người đọc về một câu chuyện tình yêu học trò lãng mạn nhưng đượm buồn, thật đẹp nhưng cũng thật xót xa, nuối tiếc.