Nhận xét về chức năng ngữ dụng của bổ tố tính từ trong Mắt biếc

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tính từ trong mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh (Trang 105)

7. Bố cục của luận văn

3.3.5. Nhận xét về chức năng ngữ dụng của bổ tố tính từ trong Mắt biếc

BTTT có nhiều điểm tương đồng và khác biệt với ĐTTT. Điểm tương đồng cơ bản nhất nằm ở vai trò là thành tố phụ bổ sung cho các thành tố chính trong câu. ĐTTT làm thành tố phụ trong danh ngữ, BTTT làm thành tố phụ trong động ngữ, tính ngữ (trong MB tác giả chỉ sử dụng BTTT làm thành tố phụ trong động ngữ). Tuy nhiên, xét về phương diện ngữ dụng, ĐTTT có đủ cả bốn chức năng chiếu vật, thông tin, hàm ý và trang trí thì BTTT ngữ dụng chỉ có hai chức năng thông tin và hàm ý. Như vậy, mặc dù cùng biểu đạt thông tin về đối tượng một cách gián tiếp qua các thành tố chính trong câu nhưng ĐTTT được sử dụng chủ yếu để chiếu vật, còn BTTT chủ yếu được sử dụng để làm rõ thêm hành động, trạng thái, tính chất của sự vật.

Các thông tin mà BTTT biểu thị có thể là những thông tin cần yếu hay miêu tả đều giúp cho hành động, trạng thái, tính chất... của đối tượng thêm tính cụ thể, sinh động hơn. Những thông tin ở BTTT cần yếu không thể lược bỏ trong câu, nghĩa là nó rất quan trọng về cả mặt ngữ nghĩa và ngữ dụng cơ bản của câu văn. Thiếu đi những BTTT này, câu văn về cơ bản không trọn vẹn nghĩa, thậm chí có nhiều trường hợp trở nên vô nghĩa, nó không thể thực hiện hành vi giao tiếp giữa tác giả với người đọc. Mặt khác, BTTT thông tin miêu tả không cung cấp những thông tin chính cho câu văn, xét riêng về ngữ nghĩa, câu văn vẫn sẽ có nghĩa nếu không sử dụng những BTTT

miêu tả. Tuy nhiên, BTTT miêu tả giúp bổ sung thông tin cần thiết về đặc điểm, cách thức của hàng động, trạng thái của đối tượng được nói tới, người đọc do đó dễ dàng nắm bắt thêm nhiều thông tin, góp phần khám phá sâu sắc hơn câu chuyện.

Một chức năng của BTTT giống với ĐTTT, đó là chức năng biểu thị hàm ý. Tuy nhiên, BTTT hàm ý ở MB được tác giả sử dụng rất ít (chỉ só 2 trường hợp) để thể hiện thông tin ngầm, gián tiếp của tác giả. Tuy ít được sử dụng, xong BTTT hàm ý cũng góp phần cho sự diễn đạt của tác giả thêm phong phú, đa dạng hơn. Có thể thấy, một lần nữa, ở vai trò bổ tố, TT góp phần làm đa dạng, phong phú trong sự diễn đạt của nhà văn trong MB.

3.5. Tiểu kết chƣơng 3

Chương 3 tập trung phân tích, miêu tả ĐTTT, VNTT và BTTT trong MB trên bình diện ngữ dụng.

Các chức năng ngữ dụng của ĐTTT trong Mắt biếc là: chiếu vật, biểu thị thông tin, biểu thị hàm ý hàm ý và trang trí. Ở phương diện ngữ dụng, VNTT chỉ có chức năng thông tin với ba tiểu chức năng: biểu đạt thông tin đánh giá, biểu đạt thông tin miêu tả và biểu đạt thông tin tình trạng. BTTT xét trên bình diện ngữ dụng cũng được nghiên cứu với ba chức năng: biểu thị thông tin cần yếu, biểu thị thông tin miêu tả và biểu thị hàm ý. Mỗi chức năng ngữ dụng của ĐTTT, VNTT và BTTT trong MB đều được nêu khái niệm, thống kê, miêu tả về điều kiện và phương tiện thể hiện, đồng thời bước đầu đánh giá về vai trò của chúng trong tác phẩm.

Chương 3 cũng đối chiếu các chức năng ngữ dụng của ĐTTT với chức năng ngữ dụng của VNTT và BTTT. Bên cạnh đó, chương 3 chỉ ra mối quan hệ giữa chức năng ngữ dụng với chức năng ngữ nghĩa của TT ở ba chức vụ định tố, vị ngữ và định tố.

Những kết quả nghiên cứu về phương diện ngữ dụng nói trên giúp ta thêm khẳng định tài năng lựa chọn, sử dụng TT của Nguyễn Nhật Ánh

KẾT LUẬN

Theo mục đích, nhiệm vụ đề ra, vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể, luận văn đã đưa ra được một số kết quả mới về nghiên cứu TT trong MB của Nguyễn Nhật Ánh.

1. Kết quả khảo sát TT trong MB cho thấy từ loại này chủ yếu được sử dụng vào ba chức vụ ngữ pháp là định tố, vị ngữ và bổ tố. Trong đó, TT được sử dụng phổ biến nhất trong vai trò định tố (ĐTTT), thứ đến là vai trò bổ tố (BTTT) và cuối cùng là vai trò vị ngữ (VNTT).

2. Ở bình diện ngữ nghĩa, ĐTTT có hai chức năng: hạn định và miêu tả. Chức năng hạn định là chức năng chính của ĐTTT (chiếm 89,7% lượt sử dụng ĐTTT). Chức năng này của ĐTTT thể hiện ở 15 tiểu nhóm nghĩa, chủ yếu thuộc nhóm A. Nhóm TT biểu thị đặc điểm ở bản thân sự vật (9 tiểu nhóm: 1.Chiều kích; 2. Tính chất vật lí; 3. Phẩm chất, tính cách, năng lực; 4. Tuổi tác, thể chất; 5. Số lượng; 6. Trạng thái thiên nhiên, trạng thái sinh lí, tâm lí; 7. Đời sống, sự tồn tại của sự vật; 8. Giá trị chung; 9. Tầm vóc, mức độ). Ngoài ra, chức năng hạn định còn thể hiện ở nhóm B. Nhóm TT biểu thị đặc điểm được xác định thông qua quan hệ hoặc tác động qua lại giữa sự vật với đối tượng khác (6 tiểu nhóm: 1. Quan hệ với thời gian, không gian vật xuất hiện, tồn tại; 2.Tác động của sự vật tới cảm giác, tình cảm, nhận thức, thể chất, sức khỏe, lợi ích, vẻ đẹp, ... của đối tượng khác, 3. Quan hệ thân sơ; 4. Quan hệ so sánh hơn kém; 5. Quan hệ giá trị; 6. Quan hệ sở hữu, sở thuộc ).

Chức năng miêu tả chỉ thể hiện qua 7 tiểu nhóm nghĩa (1, 2, 3, 5, 8, 9 thuộc nhóm A và tiểu nhóm nghĩa: tác động của sự vật tới cảm giác, tình cảm, nhận thức, thể chất, sức khỏe, lợi ích, vẻ đẹp, ... của đối tượng khác thuộc nhóm B). Việc 6/7 tiểu nhóm ĐTTT thuộc nhóm A cho thấy MB chú trọng sử dụng các TT biểu thị những đặc điểm ở bản thân sự vật, và tập trung hơn vào những đặc điểm có tính gợi tả, cụ thể, sinh động, dễ hiểu. Đó là xu hướng lựa chọn ngôn ngữ của Nguyễn Nhật Ánh: gần gũi, giản dị, phù hợp với kiểu văn bản nghệ thuật (cần sự sinh động, gợi tả), và phù hợp với người đọc trẻ tuổi.

3. Ở bình diện ngữ nghĩa, VNTT không có chức năng hạn định mà chỉ có chức năng miêu tả. Chức năng này của VNTT cũng được thể hiện ở hai nhóm A, B nói

trên. Trong đó, nhóm A cũng có tỉ lệ sử dụng vượt trội (gồm các tiểu nhóm 1,2,3,4,5,6,7,8) hơn hẳn so với nhóm còn lại. Nhóm B chỉ gồm các tiểu nhóm: 1.Quan hệ với thời gian, không gian vật xuất hiện, tồn tại; 2.Tác động của sự vật tới cảm giác, tình cảm, nhận thức, thể chất, sức khỏe, lợi ích, vẻ đẹp, ... của đối tượng khác, 3. Quan hệ thân sơ; 4. Quan hệ so sánh hơn kém; 5. Quan hệ sở hữu, sở thuộc. Điều này cho thấy Nguyễn Nhật Ánh ưu tiên phản ánh những đặc điểm có ở bản thân sự vật một cách trực tiếp

4. BTTT ở bình diện ngữ nghĩa cũng được sử dụng với chức năng hạn định và chức năng miêu tả. Tuy nhiên, khác với ĐTTT, ở đây, chức năng miêu tả lại là chức năng quan trọng hơn, có tỉ lệ sử dụng vượt trội so với chức năng hạn định. Chức năng này được thể hiện ở hai nhóm BTTT: C. Nhóm biểu thị đặc điểm của hoạt động trạng thái, tính chất nêu ở vị từ trung tâm, và D. Nhóm TT vừa biểu thị đặc điểm của hoạt động trạng thái, tính chất nêu ở vị từ trung tâm vừa chỉ tính chất của chủ thể . Nhóm C có số lượng lớn, biểu thị: 1. Đặc điểm về trạng thái tâm lý, thái độ đi kèm; 2. Tính chất của vị trí; 3. Tính chất của thời gian, tốc độ; 4. Cách thức, cường độ; 5. Tính chất của số lượng, khối lượng cái bị tác động; 6. Chất lượng của hoạt động; 7. Kết quả của hoạt động … Nhóm D chỉ là một tiểu nhóm vừa có chức năng của bổ tố vừa có vai trò của vị ngữ.

5. Ở bình diện ngữ dụng, ĐTTT thể hiện bốn chức năng: chiếu vật, biểu đạt thông tin, biểu thị hàm ý và trang trí. Chức năng chiếu vật là chức năng chính của ĐTTT, được sử dụng để thực hiện hoặc góp phần thực hiện hành vi chiếu vật trong ngữ cảnh cụ thể của tác phẩm. ĐTTT thông tin là loại ĐTTT được sử dụng để thực hiện hành vi thông báo. ĐTTT hàm ý là loại ĐTTT được đặt trong quan hệ với bối cảnh ngoài ngôn ngữ hoặc quan hệ phối hợp với từ ngữ khác để thực hiện mục đích giao tiếp gián tiếp nào đó của tác giả. ĐTTT trang trí là loại ĐTTT được sử dụng để làm đẹp thêm cho câu văn. Các nhóm chức năng nêu sau có thể bao hàm các chức năng nêu trước. Trong MB, ĐTTT hàm ý và trang trí được sử dụng với tỉ lệ nhỏ hơn hẳn so với ĐTTT chiếu vật và ĐTTT thông tin. Để được dùng theo mỗi chức năng ngữ dụng, ĐTTT cần đạt những điều kiện nhất định, và chúng có phương tiện biểu đạt cụ thể.

6. VNTT ngữ dụng không được dùng với các chức năng chiếu vật, trang trí, biểu thị hàm ý mà chỉ dùng với chức năng biểu đạt thông tin, tức dùng để thực hiện hành vi thông báo. Các loại thông tin mà VNTT biểu thị là thông tin đánh giá, miêu tả và tình trạng. Vai trò và tỉ lệ sử dụng của ba nhóm VNTT này trong MB cơ bản là tương đương nhau. VNTT biểu đạt thông tin đánh giá là những VNTT được người viết, người nói sử dụng để thực hiện hành vi nêu ý kiến; biểu thị cách nhìn, cách nghĩ, cách đánh giá riêng của mình về một vấn đề hay đối tượng nào đó. VNTT biểu đạt thông tin tình trạng là những VNTT được người viết, người nói sử dụng để thực hiện

hành vi kể, nhận định, dự đoán, phỏng đoán hay báo tin; giúp người đọc, người nghe biết về tình trạng của một đối tượng nào đó. VNTT biểu đạt thông tin miêu tả là những VNTT được người viết, người nói sử dụng để thực hiện hành vi tả, giúp cho độc giả có thể hình dung một cách rõ nét về một sự vật nào đó.

7. Ở bình diện ngữ dụng, BTTT biểu thị chức năng thông tin cần yếu, thông tin miêu tả và hàm ý. Trong đó, chức năng chủ yếu của BTTT ở bình diện ngữ dụng là để biểu thị thông tin miêu tả. Đây là nhóm BTTT dùng để bổ sung thông tin cho những hành động, trạng thái của đối tượng được nói đến trong câu văn. Việc lược bỏ chúng cơ bản không ảnh hưởng tới tính trọn vẹn về ngữ nghĩa của câu. Nhóm BTTT cần yếu là những BTTT biểu thị thông tin quan trọng không thể thiếu trong động ngữ, tính ngữ; nó giúp hiểu được hành động, trạng thái, tính chất được đề cập trong câu là gì. BTTT biểu thị hàm ý là những BTTT được người nói (viết) sử dụng trong quan hệ với bối cảnh ngoài ngôn ngữ hoặc quan hệ phối hợp với các từ ngữ khác để thực hiện mục đích giao tiếp gián tiếp nào đó.

8. TT trong MB dù ở chức vụ ngữ pháp nào, xét trên hai phương diện ngữ nghĩa và ngữ dụng cũng đều phát huy tối đa khả năng thể hiện nội dung tác phẩm, đồng thời góp phần định hình phong cách ngôn ngữ độc đáo của Nguyễn Nhật Ánh - một phong cách giản dị, gần gũi, lãng mạn, đậm chất thơ phù hợp với tuổi trẻ nhưng vẫn không thiếu những bài học quý giá, những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời, con người. Những kết quả nghiên cứu về phương diện ngữ nghĩa và ngữ dụng nói trên vừa giúp hiểu sâu hơn về các vai trò của TT trong tiếng Việt, vừa giúp thêm khẳng định tài năng sử dụng ngôn ngữ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VAN

1. Nguyễn Thị Nhung, Đào Thị châm (2021), “Chức năng ngữ pháp, ngữ nghĩa của tính từ trong câu Tiếng Việt (Qua khảo sát tác phẩm Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh)”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 9, tr. 1-10.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Diệp Quang Ban (chủ biên), Hoàng Dân (2000), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (2000 - tái bản lần 4), Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Lê Biên (1999 - tái bản), Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Phạm Thị Bền (2005), Thế giới trẻ thơ qua cách nhìn của Nguyễn Nhật Ánh

trong bộ chuyện Kính vạn hoa, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học sư phạm Hà Nội.

5. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

6. Nguyễn Tài Cẩn (1996 - tái bản), Ngữ pháp tiếng Việt: Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ, Nxb đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

7. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng - Ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2: Ngữ dụng học, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

9. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở ngôn ngữ học, tập 1, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 10. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1997, Cơ sở ngôn ngữ

học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Dự (2004), Ngữ nghĩa và cơ sở tri nhận của nhóm tính từ chỉ không gian (trên ngữ liệu Anh - Việt), Nxb Hà Nội, Hà Nội.

13. Nguyễn Tuấn Đăng (2003), “Phân biệt tính từ và động từ tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, (7), tr. 4-10.

14. Biện Minh Điền (2000), “Về tính từ chỉ màu sắc trong thơ Nguyễn Khuyến”, Tạp chí Ngôn ngữ, (7), tr. 48-55.

15. Nguyễn Văn Đông (2007), Bình diện ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt (có so sánh với tiếng Anh), Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học, Đại học Huế.

16. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

17. Văn Giá (2015), Nguyễn Nhật Ánh - Hiệp sĩ của tuổi thơ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

18. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 19. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia,

Hà Nội.

20. Phạm Hồng Hải (2015), “Nhân vật Thuý Kiều trong đoạn kết Truyện Kiều nhìn theo quan điểm văn hoá giới thời trung đại”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học,(4). 21. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2009 - tái bản),

Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

22. Hoàng Văn Hành (1988), “Nghĩa của tính từ tiếng Việt””, Tạp chí Ngôn ngữ (số phụ), tr. 15-16.

23. Hội Ngôn ngữ học Việt Nam (1999), Những vấn đề ngữ dụng học (Kỷ hiếu Hội thảo khoa học ”Ngữ dụng học” lần thứ nhất), Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Thanh Hương (2001), “Đặc điểm tính từ chỉ lượng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, (214), tr. 43-49.

25. Trịnh Thị Minh Hương (2009), Tính biểu trưng của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt (dựa trên ngữ liệu là những văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ văn chương), Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, Đại học Sư phạm, Thành phố Hồ Chí Minh.

26. Vũ Thị Hương (2017), Đặc điểm truyện về loài vật của Nguyễn Nhật Ánh, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

27. Nhiều tác giả (2008), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

28. Nguyễn Thị Nhung (2010), Định tố tính từ trong tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

29. Nguyễn Thị Nhung (2015 - tái bản lần 1), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

30. Đái Xuân Ninh (1978), Hoạt động của từ tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 31. Lê Minh Quốc (2012), Nguyễn Nhật Ánh - Hoàng tử bé trong thế giới tuổi thơ,

Nxb Kim Đồng, Hà Nội.

32. Simon C. Dik (2005), Ngữ pháp chức năng (bản dịch của Nguyễn Vân Phổ, Trần Thủy Vịnh, Nguyễn Hoàng Trung, Đào Mục Đích, Nguyễn Thanh Phong), Nxb Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.

33. Nguyễn Thái Sơn (2017), Đặc sắc truyện dài Nguyễn Nhật Ánh (Qua Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng, Luận văn thạc sĩ Văn học, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tính từ trong mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh (Trang 105)