2. Tổng quan nghiên cứu:
1.1.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng:
> Đối với ngân hàng
Giảm lợi nhuận: Khi RRTD xảy ra sẽ phát sinh các khoản nợ khó thu hồi. Ảnh hưởng trước mắt của nó đến hoạt động NH là sự ứ đọng vốn dẫn đến làm giảm vòng quay vốn của NH. Mặt khác, khi có quá nhiều khoản nợ khó hoặc không thu hồi được sẽ lại phát sinh các khoản chi phí quản lý, giám sát, thu nợ'.... Bên cạnh đó, NH vẫn phải trả lãi cho các khoản tiền huy động được trong khi một bộ phận tài sản của NH không thu được lãi cũng như không chuyển được thành tiền để cho người khác vay và thu lãi. Kết quả là lợi nhuận của NH sẽ giảm sút.
Giảm khả năng thanh toán: Khi các món vay không được thanh toán đầy đủ và đúng hạn dẫn đến sự không cân đối giữa dòng tiền ra và vào. Các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm của khách hàng vẫn phải thanh toán đúng kỳ hạn trong khi các khoản tiền vay của khách hàng lại không được hoàn trả đúng hẹn. Nếu NH không đi vay hoặc bán các tài sản của mình thì khả năng chi trả của NH sẽ bị suy yếu và hạn chế, NH sẽ gặp khó khăn trong khâu thanh toán.
Giảm uy tín: Nếu tình trạng mất khả năng chi trả tái diễn nhiều lần hay những thông tin về RRTD của NH bị tiết lộ ra công chúng, uy tín của NH trên thị trường tài chính sẽ giảm sút.
Phá sản ngân hàng: Nếu doanh nghiệp vay vốn NH gặp khó khăn trong việc hoàn trả, nhất là những món vay lớn, thì có thể dẫn đến khủng hoảng trong hoạt
động của chính NH. NH nếu không chuẩn bị kịp thời cho những tình huống như vậy, mà thậm chí dù có cũng không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền quá lớn, sẽ nhanh chóng mất khả năng thanh toán, dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng nếu NHNN không can thiệp kịp thời hoặc không thể can thiệp.
> Đối với khách hàng
Lãi vay NH được hạch toán vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Khi để phát sinh nợ quá hạn với lãi suất lớn hơn (=150%) lãi suất trong hạn thì chi phí của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Doanh nghiệp đã đang gặp khó khăn trong tình hình tài chính, giờ lại càng thêm khó khăn gấp bội. Nguy cơ không có đủ tiền để trả nợ cho NH là điều không thể tránh khỏi, dẫn đến việc phát mại tài sản thế chấp, đôi khi dẫn đến tình trạng phá sản cho khách hàng.
> Đối với nền kinh tế:
Khi NH gặp khó khăn thì việc cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, nền kinh tế bị ngưng trệ. Do một lượng vốn lớn nằm tồn đọng trong các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi, NH không đủ vốn để cho vay các dự án có hiệu quả, mở rộng và phát triển sản xuất. Trong khi đó tiền cho vay của NH lại hoạt động không có hiệu quả mà NH lại không thể kiểm soát nổi. Kết quả là sản xuất đình đốn, nền kinh tế không phát triển, xã hội bị rối loạn. Như vậy, RRTD xảy ra dù ở mức độ nào cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của NH nói riêng và sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung. Vì vậy, quản trị RRTD không chỉ là trách nhiệm của riêng NH mà là của toàn nền kinh tế.