Hiệp ước Basel II về quản trị rủi ro tín dụng:

Một phần của tài liệu Áp dụng basel II trong quản trị rủi ro tín dụng của NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 011 (Trang 36 - 37)

2. Tổng quan nghiên cứu:

1.3.2. Hiệp ước Basel II về quản trị rủi ro tín dụng:

Mục đích chính của Basel II bao gồm:

- Đảm bảo việc phân bổ vốn được thực hiện trên cơ sở có xem xét các yếu tố rủi ro.

- Thúc đẩy việc công bố thông tin cho phép các thành viên tham gia thị trường đánh giá mức độ đủ vốn của một tổ chức.

- Đảm bảo rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường được đo lường dựa trên dữ liệu và các kỹ thuật tiêu chuẩn.

Các mục đích trên được thể hiện trong Basel II thông qua khái niệm “Ba trụ cột”, cụ thể như sau:

Nội dung Hiệp ước Basel II

Hiệp ước vốn Basel II đã được xây dựng trên cơ sở vững chắc gồm ba trụ cột. Trụ cột I là các quy định về vốn đã kết hợp cả rủi ro hoạt động vào công thức tính vốn tối thiểu. Trụ cột 2 liên quan đến hoạt động thanh tra giám sát và trụ cột 3 là các nguyên tắc kỉ luật thị trường.

Trụ cột thứ I- Yêu cầu về vốn: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Theo đó,

tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I. Tuy

chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn, đối với rủi ro thị trường có sự thay

đổi nhỏ, nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro vận hành. Trọng số rủi ro của

Basel II bao gồm nhiều mức (từ 0%-150% hoặc hơn) và rất nhạy cảm với xếp hạng.

Trụ cột thứ II- Thanh tra giám sát ngân hàng: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, Basel II cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “công cụ” tốt hơn so với Basel I. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý.

Trụ cột thứ III- Công khai thông tin theo nguyên tắc thị trường: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường. Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.

Một phần của tài liệu Áp dụng basel II trong quản trị rủi ro tín dụng của NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 011 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w