2. Tổng quan nghiên cứu:
2.2.3. Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương
Thương Việt Nam.
Trách nhiệm Tiến trình thực hiện Chuyên viên khách hàng
Thu thập thông tin
Nhận diện rủi ro là công việc toàn bộ các CBNV phải thực hiện. Để thực hiện nhận diện rủi ro cần đưa ra các đánh giá, xem xét phân loại rủi ro, nguyên nhân gây ra rủi ro và mức độ ảnh hưởng, tác động mà rủi ro có thể gây ra. Techcombank cũng đã phân chia đánh giá nhận diện rủi ro qua hai giai đoạn gồm: giai đoạn cấp tín dụng và giai đoạn đánh giá lại sau vay.
Giai đoạn cấp tín dụng là giai đoạn Techcombank nhận diện, đánh giá từ đó đưa ra quyết định cấp tín dụng hay dựa trên khẩu vị rủi ro của ngân hàng.
Giai đoạn đánh giá sau vay: Sau khi đã cấp tín dụng cho khách hàng, Techcombank vẫn thường xuyên đánh giá lại khoản vay theo định kỳ và đột xuất khi phát sinh các vấn đề rủi ro. Và theo quy định tại Techcombank, việc đánh giá lại khoản vay khách hàng được giao cho chính CBTD trực tiếp quản lý khoản vay đó thực hiện.
Tuy nhiên, hiện tại ngân hàng vẫn thiếu các công cụ hỗ trợ như hệ thống cảnh báo sớm, hệ thống Stress-Testing RRTD nên việc nhận diện rủi ro còn thiếu chính xác, chủ yếu mới dừng lại ở nhận diện rủi ro hiện hữu, vì vậy khả năng nhận diện các RRTD phát sinh chưa thực sự hiệu quả.
2.2.3.2. Đo lường rủi ro tín dụng:
Techcombank định lượng rủi ro tín dụng thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng vay vốn. Có thể thấy hệ thống xếp hạng nội bộ của Techcombank luôn được chú trọng và không ngừng phát triển để đáp ứng các quy định của ngân hàng nhà nước cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Mặt khác, ngân hàng đang tích cực phối hợp với các công ty kiểm toán lớn để xây dựng tạo nên lộ trình nâng cao năng lực kiểm soát và quản trị rủi ro như sự hợp tác với E&Y Việt Nam. Ngoài ra, ngân hàng còn dùng đến hệ thống phần mềm T24 để đánh giá rủi ro tín dụng, thể hiện:
Trưởng/phó phòng giao
dịch và kinh doanh N
Kiểm soát phê
duyệt trên T24 '
Trưởng/phó phòng giao dịch và kinh doanh
Ban Giám đốc Chi nhánh Y N
Phê duyệt ‘
Ban Kiểm soát & HTKD
(Nguồn: Sổ tay tín dụng Ngân hàng Techcombank)
❖ Xếp hạng tín dụng nội bộ đối với KHDN:
chỉ tiêu định tính và định lượng, bộ phận quản lý rủi ro sẽ phối hợp các phòng ban liên quan tính toán điểm rủi ro tổng thể.
Sau khi tiến hành chấm điểm, tổng hợp điểm và xếp hạng tín dụng cho khách hàng theo công thức sau:
Điểm tổng thể rủi ro = Điểm các chỉ tiêu định tính * Trọng số + Điểm các chỉ tiêu định lượng chính * Trọng số
Căn cứ vào tổng điểm các doanh nghiệp đạt được để đưa vào xếp loại doanh nghiệp theo các hạng, các mức độ rủi ro xảy ra.
Trình tự các bước thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp thể hiện:
Bước 1: Thu thập thông tin khách hàng và tiến hành phân loại doanh nghiệp theo các chỉ tiêu về quy mô, ngành nghề kinh doanh chính và hình thức sở hữu. Đối với các doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề thì sẽ dựa vào tỷ trọng doanh thu, ngành nào chiếm từ 40% doanh thu sẽ được lấy làm chỉ tiêu đánh giá. (Dựa vào bảng 1, 2, 3, 4, 5, 6 của phụ lục 1)
Bước 2: Sau khi phân loại các tiêu chí, dựa vào Phụ lục 1 và sắp xếp tương ứng với ngành nghề, quy mô, loại hình để chấm điểm các chỉ tiêu định tính và định lượng.
Bước 3: Tính toán và xác định tổng điểm cuối cùng của doanh nghiệp. Căn cứ vào
điểm cuối cùng đạt được tiến hành xếp hạng các doanh nghiệp vào hạng mức tương ứng với
số điểm của mình. (Bảng 7 phụ lục 1)
❖ Xếp hạng tín dụng nội bộ đối với KHCN:
Với khách hàng cá nhân, việc đánh giá xếp hạng tín dụng đơn giản hơn dựa trên hai nhóm chỉ tiêu gồm nhân thân và quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng và tổ chức tín dụng khác. Căn cứ vào tổng điểm của khách hàng và xếp hàng tín dụng hợp lý (Bảng 8, 9 Phụ lục 2)
Nhận xét: Việc đo lường rủi ro mới triển khai và áp dụng phương thức xếp hạng tín dụng nội bộ, với bản chất đánh giá dựa trên ý kiến các chuyên gia, dựa vào các số liệu mà khách hàng cung cấp và dựa vào kinh nghiệm của các CBNV, kinh nghiệm của ngân hàng. Nên việc đánh giá vẫn chưa thể đảm bảo hoàn toàn tính khách quan cũng như sự minh bạch trong đánh giá. Đối với việc đánh giá xếp hạng KHDN, mới chỉ dừng lại việc đánh giá hạng khách hàng theo hạng, chứ chưa xếp hạng được từng khoản vay. Và hiện tại, Techcombank vẫn chưa tính được Xác suất vỡ nợ (PD) cho
2.2.3.3. Ứng phó với các rủi ro tín dụng:
Dựa trên kết quả có được từ quy trình xác định và đo lường rủi ro, Techcombank đã phối hợp các phòng ban và bộ phận quản lý rủi ro tín dụng xây dựng phương án phòng và giảm mức độ rủi ro thấp nhất cho đơn vị mình như:
-Xem xét lại toàn bộ các văn bản quy định, rà soát và chỉnh sửa đối với các quy trình chồng chéo, không phù hợp với quy định của ngân hàng nhà nước.
-Đào tạo lực lượng cán bộ nguôn, luôn đáp ứng và tuân thủ nguyên tắc của Techcombank “luôn luôn làm điều đúng”. Thêm vào đó ngân hàng cũng thường xuyên tổ chức buổi trao đổi, tập huấn dành cho CBNV trao dồi thêm các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, quy trình và quy định làm việc tại Techcombank
2.2.3.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng:
Techcombank tiến hàng việc kiểm soát, quản trị RRTD ngay sau khi quyết định cấp tín dụng được thực hiện và công việc này cũng được thực hiện thường xuyên với tất cả khoản vay đang còn dư nợ trên toàn bộ hệ thống. Kiểm soát rủi ro tín dụng được tiến hành trên cả 4 giai đoạn của một quy trình tín dụng, theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.4 Quy trình kiểm soát rủi ro tín dụng tại Techcombank
Kiểm soát giai đoạn thẩm định tín dụng Kiểm soát giai đoạn phê duyệt tín dụng Kiểm soát giai đoạn giải ngân Kiểm soát giai đoạn giám sát nợ và thư nợ
(Nguồn: Sổ tay tín dụng Techcombank)