2. Tổng quan nghiên cứu:
2.2.1. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt
Kỹ Thương Việt Nam
2.2.1. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ ThươngViệt Nam Việt Nam
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra nhất và mang theo hậu quả ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động của ngân hàng thương mại. Để phòng tránh và xử lý rủi ro tín dụng đòi hỏi các ngân hàng phải có hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tốt và chặt chẽ. Và để quản lý tốt, duy trì hoạt động ngân hàng, các ngân hàng thường sử dụng các tỷ lệ để đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng như: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
❖ Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là các khoản nợ bị chuyển sang nợ quá hạn theo quy định của NHNN Việt Nam hoặc theo các thỏa thuận khác giữa khách hàng và Techcombank
trong hợp đồng tín dụng (được hiểu là nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5).
Chỉ tiêu/Năm 2015 2016 2017 2018
Tổng dư nợ cho vay (Tỷ đồng) 112.181 142.617 160.846 159.937
Nợ xấu (Tỷ đồng) 1864 2247 2582 2802 Dự phòng RRTD (Tỷ đồng) 1.167 1.495 1.884 2.385 Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD 1.04 1.04 1.17 1.49 Tỷ lệ nợ xấu 1.66 1.57 "16 "175 . 3.00% 3 20% —3.0Ũ% ^—3.06% ___ 37%_____ ,3 2.50% 2.00% 1.50% 1 66% --1.57% ^—1.60% ..75% —*1 100% 1.04% --- —1.04% —1.17% . 0.50%
0.00% Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
^^“Tỷ lệ nợ quá hạn ^^“Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ trích lập DP RRTD
(Nguồn: tổng hợp báo cáo tài chính Techcombank 2015-2018)
Theo số liệu thống kê ở trên ta thấy nợ quá hạn tại Techcombank có xu hướng duy trì sự ổn định, ở ngưỡng 3%, cụ thể là: năm 2015 tỷ lệ nợ quá hạn 3.2% và có xu hướng giảm nhẹ vào năm 2016, và 2017 tuy nhiên mức giảm là rất thấp lần lượt là 3.09% và 3.06% , và tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao nhất vào năm 2018 là 3.37%. Tuy nhiên, một trong nhưng điều cần xem xét, nếu so với năm 2017 thì dư nợ cho vay của năm 2018 là ít hơn nhưng tỷ lệ nợ có hạn lại tăng cao hơn 2017 là 0.31%.
Nợ quá hạn tại Techcombank phần đa là thuộc nợ nhóm 2, phát sinh chủ yếu do nguyên nhân từ khách hàng, khách hàng làm ăn thua lỗ, hàng hóa ứa đọng dẫn tới tình trạng không thu hồi được vốn gây nên tình trạng chiếm hữu vốn,.. .thêm vào đó, một nguyên nhân khác xuất phát từ cố tình chây ì, trì hoãn thời gian trả nợ cho ngân hàng để sử dụng vốn vào mục đích kinh doanh có lợi hơn. Để cải thiện tình trạng này, TCB có bộ phận chăm sóc sau vay, thường xuyên gọi điện, đi đến kiểm tra nhắc nhở khách hàng, tuy nhiên, nợ quá hạn của TCB vẫn đang khá cao năm qua.
❖ Nợ xấu:
Bảng 2.4 : Diễn biến tình hình rủi ro tín dụng các năm 2015-2018
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank 2015 - 2018)
Nhìn chung, nợ xấu tại Techcombank trong 4 năm qua đều tăng lên. Năm 2016, nợ xấu tăng lên so với năm 2015 là 383 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 20.54%. Năm 2018, tỷ lệ nợ xấu tăng cao nhất trong giai đoạn 4 năm, nợ xấu tăng lên 220 triệu đồng so với năm 2017, tương ứng tăng với tỷ lệ 8.5%. Tuy nhiên, có thể thấy Techcombank đang kiểm soát nợ xấu tốt, nợ xấu luôn được giữ ở mức <2%, đạt tiêu chuẩn kế hoạch ngân hàng đã đặt ra.
Biểu đồ 2.5 Sự thay đổi tình hình rủi ro tín dụng ngân hàng Techcombank 2015-2018
4.00% 3.50%
So sánh tỷ lệ nợ xấu giữa ngân hàng và các ngân hàng niêm yết trên thị trường, có thể nhận thấy Techcombank không phải là ngân hàng đang đảm bảo được tỷ lệ nợ xấu thấp nhất, mà ngân hàng đang thuộc top giữa, top các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu dưới 2%. Đây là tỷ lệ nợ xấu theo kế hoạch đã đề ra tại ngân hàng.
Đa phần các ngân hàng có quy trình kiểm soát và phê duyệt tín dụng chủ yếu bởi các giám đốc chi nhánh. Còn Techcombank là một trong số ít các ngân hàng áp dụng hiệu quả việc quản trị rủi ro và phê duyệt tín dụng tập trung tại Hội sở, thay vì phân tán tại các chi nhánh.Ngoài ra, ngân hàng còn chú trọng trong việc chuyển đổi từ mô hình ngân hàng bán buôn sang bán lẻ, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn và sở hữu một danh mục cho vay với 88% các khoản vay có tài sản đảm bảo. Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu cũng như các khoản trích lập dự phòng liên tục giảm qua các năm đã giúp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của mô hình quản rủi ro tập trung.
Biểu đồ 2.6 Tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng niêm yết 2018
(Nguồn: BCTC hợp nhất các ngân hàng 2018)
2.2.2. Mô hình quản trị rủi ro tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương.
Hiện nay, Techcombank xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung, kết nối từ các chi nhánh đến Hội sở chính. Bộ máy hoạt động tín dụng tại ngân hàng được xây dựng trên cơ sở đảm bảo hai mục tiêu cơ bản là đảm bảo kinh doanh hiệu quả và đảm bảo tuân thủ các chủ trương, các chính sách định hướng tín dụng của ngân hàng.
Hội đồng quản trị điều hành những việc chủ chốt, phê duyệt các chính sách trong chiến lược kinh doanh tổng thể, phê duyệt và rà soát định kỳ chiến lược về rủi ro tín dụng. Các phòng ban có nhi ệm vụ QLRR tại Hội sở chính chịu trách nhiệm trong việc điều hành các hoạt động liên quan đến QLRR, bao gồm soạn thảo các văn bản hướng dẫn các quy trình nghi ệp vụ và các chính sách chỉ đạo cụ thể phù hợp với các tình hu ống thị trường, giám sát và đưa ra các đánh giá hoạt động QLRR nói chung trong ngân hàng và nói riêng đối với từng chi nhánh, đề xuất các biện pháp cải thiện tình hình. Trong mô hình tập trung này, hội sở sẽ chủ động, có trọng tâm xây dựng chiến lược quản trị vận hành và phát tri ển, bên cạnh đó cũng giúp chi nhánh chú trọng hơn vào tập trung kinh doanh để mang lại hiệu quả và chất lượng dịch vụ tốt nhất. (Mô hình tổ chức quản trị RRTD: xem Sơ đồ 2.2).
Sơ đồ 2.2: Quản trị RRTD tại ngân hàng Techcombank
(Nguồn: Sổ tay tài chính ngân hàng Techcombank)