Tiêu chí cơ bản đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng:

Một phần của tài liệu Áp dụng basel II trong quản trị rủi ro tín dụng của NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 011 (Trang 27 - 29)

2. Tổng quan nghiên cứu:

1.1.5. Tiêu chí cơ bản đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng:

Nhóm các chỉ tiêu trực tiếp

Chỉ tiêu nợ quá hạn

Nợ quá hạn được phản ánh qua 2 chỉ tiêu sau: Tổng Dư Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = ■ x 100

Tổng Dư Nợ cho vay

Chỉ tiêu này phản ánh số số dư Nợ gốc và lãi quá hạn mà chưa thu hồi được. Theo TT02/2013/TT-NHNN ban hành 21/1/2013 thì “Khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn”. Thông thường tỷ lệ

này ở mức <2% được xem là rất tốt, tỷ lệ từ 2%-5% được cho là tốt, từ 5-10% là chấp nhận được và trên 10% là có vấn đề (Nguyễn Văn Tiến, 2015).

Chỉ tiêu nợ xấu

Theo TT02/2013/TT-NHNN ban hành 21/1/2013 thì “Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5”. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng không còn ở mức rủi ro thông thường mà ở mức nguy cơ mất vốn.

r Tổng Dư Nợ xấu

+ Tỷ lệ nợ xấu = „ λλ

\--- x 100

Tổng Dư Nợ cho vay

Chỉ tiêu này càng cao phản ánh chất lượng tín dụng càng thấp, tức rủi ro tín dụng càng cao. Theo ngân hàng thế giới tỷ lệ này ở mức dưới 5% là có thể chấp nhận được, từ 1-3% là tốt..

Chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp RRTD

Theo TT02/2013/TT-NHNN ban hành 21/1/2013 thì Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung”. Chỉ tiêu dự phòng RRTD gồm có hai chỉ tiêu sau:

Dự phòng RRTD được

+ Tỷ lệ trích lập dự _ trích lập 1 ∩∩

phòng RRTD

Dư Nợ cho vay bình quân

Chỉ tiêu này cho biết dự phòng RRTD được trích lập có khả năng bù đắp bao nhiêu với khoản nợ có khả năng mất vốn.

Nhóm các chỉ tiêu gián tiếp

Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Tăng trưởng tín dụng là sự gia tăng giá trị khoản cho vay qua các năm. Nếu chỉ

tiêu này tăng trưởng quá nóng có thể dẫn tới việc ngân hàng mất kiểm soát chất lượng

tín dụng. Cũng có những ngân hàng nhằm che giấu tỷ lệ nợ xấu cao đã tăng cường cấp

tín dụng trước khi thanh tra. Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tín dụng nóng là tín hiệu về rủi

ro tín dụng sẽ gia tăng trong tương lai. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ở nước đang phát

triển thường 10-20%, còn ở nước phát triển 5-10% (Nguyễn Văn Tiến, 2015)

✓Tỷ lệ Dư nợ tín dụng/Tổng tài sản (Hệ số rủi ro tín dụng)

Đối với các ngân hàng hiện đại, tỷ lệ này thường vào khoảng 50-60%, tức danh mục tài sản không tập trung quá mức vào tín dụng nên rủi ro được phân tán. Ở các nước đang phát triển (Việt nam) thì tỷ lệ này khá cao 70-80%. Tỷ lệ này càng cao càng thể hiện mức độ tập trung rủi ro tín dụng. Vì vậy, để giảm rủi ro thì các ngân hàng phải đa dạng hóa danh mục tài sản nhằm phân tán rủi ro quá mức vào tín dụng (Nguyễn Văn Tiến, 2015)

Cơ cấu tín dụng

Cơ cấu tín dụng có thể được chia theo ngành, loại hình doanh nghiệp, thời hạn tín dụng, loại tiền tệ hay theo tài sản đảm bảo.

- Tỷ trọng Dư nợ tín dụng của thành phần kinh tế so với tổng Dư nợ Dư nợ tín dụng của từng thành

.ι. phần kinh tế

Tỷ trọng dư Nợ tín dụng = ____________Z_________________

ʌ x100

Tổng Dư nợ

Nếu quá tập trung vào một nhóm khách hàng nào đó thì mức độ rủi ro cao, chất lượng tín dụng thấp. Tỷ trọng cho vay với một khách hàng không quá 15% vốn tự có, với một nhóm khách hàng không quá 50% vốn tự có. Tổng dư Nợ cho vay kinh doanh bất động sản, chứng khoán không quá 30% vốn tự có. (Nguyễn Văn Tiến, 2015)

Nhìn vào các chỉ số này có thể thấy mức độ rủi ro trong danh mục khoản vay của một TCTD hoặc của cả một hệ thống tài chính. Vì vậy, Chính phủ các nước thường quy định cụ thể về mức độ rủi ro chấp nhận được của một TCTD thông qua việc khống chế giá trị các chỉ tiêu đo lường rủi ro này. Để đạt được mục tiêu duy trì các chỉ số đo lường rủi ro theo đúng quy định Chính phủ, các TCTD phải thiết lập một hệ thống đo lường rủi ro của riêng họ theo quan điểm quản lý rủi ro hiện đại.

Một phần của tài liệu Áp dụng basel II trong quản trị rủi ro tín dụng của NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 011 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w