Qui trình và thủ tục quản trị rủi ro tín dụng theo Basel 2

Một phần của tài liệu Áp dụng basel II trong quản trị rủi ro tín dụng của NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 011 (Trang 39 - 44)

2. Tổng quan nghiên cứu:

1.3.4. Qui trình và thủ tục quản trị rủi ro tín dụng theo Basel 2

1.3.4.1. Nhận diện rủi ro tín dụng

Theo Trụ cột 2 của Basel 2, để nhận diện đầy đủ RRTD ngân hàng cần chú ý các vấn đề cơ bản:

- Phải có các phương pháp, công cụ phù hợp để phân tích và nhận diện đầy đủ RRTD hiện có và có thể phát sinh đối với từng khoản tín dụng và danh mục tín dụng của ngân hàng.

- Hoàn thiện hệ thống XHTDNB và sử dụng như một công cụ quan trọng để cung cấp thông tin cho việc nhận diện RRTD đối với tất cả các khoản vay.

- Sử dụng công cụ kiểm tra sức chịu đựng (Stress-Testing) nhằm thiết kế các kịch bản căng thẳng về thị trường và yếu tố khác tác động đến RRTD để nhận diện sớm RRTD

- Xác định các rủi ro của ngân hàng chưa được đề cập trong trụ cột 1 như: rủi ro lãi suất trên sổ kinh doanh, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản... để đảm bảo nhận diện đầy đủ, chính xác RRTD

1.3.4.2. Đo lường rủi ro tín dụng

Đo lường RRTD thực chất là quá trình sử dụng các công cụ, các kỹ thuật và phương pháp để xác định mức độ RRTD (khả năng không trả được nợ của khách

hàng). Đánh giá rủi ro tín dụng là quá trình xác định mức độ, khả năng tác động của RRTD lên hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Hiệp ước Basel 2 đề xuất 2 cách tiếp cận để đo lường, đánh giá RRTD: phương pháp chuẩn hóa và phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ.

✓Phương pháp chuẩn hóa (The Standardized Approach- SA):

Phương pháp sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng của các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập. Theo Basel 2, NHTM chỉ được phép sử dụng kết quả xếp hạng bên ngoài của các tổ chức độc lập được cơ quan giám sát ngân hàng thừa nhận và NHTM phải công khai thông tin về tổ chức xếp hạng mà họ sử dụng cũng như trọng số rủi ro gắn với từng hạng đánh giá của tổ chức xếp hạng đó.

✓Phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ (IRB) -Đo lường rủi ro khoản vay

EL = PD × LGD × EAD (Nguồn: Theo Basel II) Trong đó:

- EL (Expected Loss): Tổn thất dự kiến.

- PD (Probability of default): Xác suất vỡ nợ của khách hàng / ngành hàng đó

là bao nhiêu. - LGD ( Loss Given Default): Tỷ trọng % số dư rủi ro ngân hàng sẽ bị tổn thất khi khách hàng không trả được nợ.

- EAD ( Exposure at Default): Số dư nợ vay (và tương đương) của khách hàng/ ngành hàng khi xảy ra vỡ nợ.

Với PD, LGD và EAD, ba yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu tưởng chừng rất định tính, mà các ngân hàng thường xuyên nhắc đến trong quyết định cấp tín dụng là khả năng trả nợ và mong muốn trả nợ của khách hàng đã được lượng hóa cụ thể. Chỉ nhờ PD, LGD và EAD mà rất nhiều các nhân tố tác động đến khách hàng cũng như các khoản tín dụng cấp cho họ đã được giản lược và gói gọn chỉ trong ba cấu phần rủi ro ấy. Hơn nữa, dựa trên kết quả tính toán PD, LGD và EAD, các ngân hàng sẽ tiến tới phát triển các ứng dụng trong quản trị RRTD trên nhiều phương diện, mà các ứng dụng chính bao gồm: Tính toán, đo lường rủi ro tín dụng EL - tổn thất dự kiến và UL (Unexpected Loss) - Tổn thất ngoài dự kiến.

Basel 2 khuyến khích các NHTM sử dụng khung VAR (Value at Risk) để xác định vốn kinh tế và rủi ro của danh mục tín dụng. Sử dụng khung VAR thực chất là các NHTM sử dụng các công cụ toán học, thống kê để xác định mức tổn thất tối đa ở tình huống xấu nhất trong một khoảng thời gian xác định với độ tin cậy định trước. Mục đích của sử dụng khung VAR là để ngân hàng xác định UL của danh mục tín dụng cũng như UL tổng thể của ngân hàng.

1.3.4.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng:

✓Đối với các công cụ kiểm soát RRTD:

Basel 2 yêu cầu các tiêu chuẩn, giới hạn tín dụng phải được thể hiện rõ ràng, cụ thể trong chính sách tín dụng, phản ánh đầy đủ khẩu vị RRTD và phải được HĐQT phê duyệt. Qui trình cấp tín dụng phải đảm bảo sự độc lập giữa bộ phận giao dịch, bộ phận thẩm định và bộ phận đánh giá lại tín dụng.

✓Đối với các kỹ thuật giảm thiểu RRTD:

Basel 2 đề xuất các bộ tiêu chuẩn nhằm đảm bảo đánh giá đúng tác dụng giảm thiểu RRTD cũng như kiểm soát các rủi ro phát sinh từ việc sử dụng các kỹ thuật giảm RRTD. Bao gồm:

- Sử dụng các kỹ thuật giảm thiểu RRTD phải tuân thủ các nguyên tắc:

Một là, tác dụng giảm thiểu rủi ro chỉ được tính 1 lần (ví dụ đánh giá rủi ro khoản vay đã phản ánh kỹ thuật giảm thiểu rủi ro thì khi tính mức vốn tối thiểu không được tính lại tác dụng giảm thiểu rủi ro);

Hai là, sử dụng các kỹ thuật giảm thiểu rủi ro có thể hạn chế RRTD nhưng lại có nguy cơ phát sinh rủi ro khác (rủi ro pháp lý, rủi ro tác nghiệp, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường...) làm giảm tính hiệu quả của kỹ thuật giảm thiểu rủi ro. Nếu các rủi ro mới phát sinh không được quan tâm thích đáng, cơ quan có thẩm quyền phải yêu cầu vốn cao hơn hoặc tăng cường kiểm soát cho các rủi ro mới phát sinh;

Ba là, trường hợp ngân hàng sử dụng nhiều kỹ thuật giảm thiểu rủi ro thì ngân hàng sẽ phải phân chia khoản vay thành các phần nhỏ theo tỷ lệ bảo đảm bởi mỗi kỹ thuật.

Theo Ủy ban Basel, để kiểm soát RRTD hiệu quả đòi hỏi ngân hàng phải thiết lập các qui trình đầy đủ, rõ ràng cho việc sửa đổi, điều chỉnh, tái tài trợ, tái cơ cấu các khoản tín dụng hiện tại. Chính sách tín dụng phải qui định cụ thể quyền phán quyết đối với các khoản nợ được sửa đổi, điều chỉnh, tái tài trợ hoặc tái cơ cấu. Đồng thời trên cơ sở kết quả đo lường và đánh giá RRTD, ngân hàng cần có đủ vốn kinh tế và dự phòng RRTD để đảm bảo nguồn tài trợ RRTD và an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.

1.3.4.4. Giám sát báo cáo rủi ro tín dụng

Theo Trụ cột 2 của Hiệp ước Basel 2,NHTM phải thiết lập một hệ thống giám sát và báo cáo RRTD hiệu quả. Hoạt động giám sát phải được thực hiện ở tất cả các hoạt động liên quan nhằm nhận diện sớm những thay đổi về RRTD ở cấp độ từng khoản tín dụng và danh mục tín dụng. Báo cáo giám sát phải đệ trình lên các nhà quản lý cấp cao và HĐQT của ngân hàng để các nhà quản lý cấp cao và HĐQT có thể hiểu rõ và đánh giá được các vấn đề cơ bản: (i) mức độ, xu hướng RRTD và tác động của RRTD lên mức vốn; (ii) sự nhạy cảm và hợp lý của các giả định được đưa vào sử dụng để đánh giá RRTD và vốn; (iii) có thể đánh giá được yêu cầu vốn trong tương lai trên cơ sở báo cáo RRTD và những thay đổi cần thiết về chiến lược RRTD tương ứng; (iiii) xác định được mức vốn cần thiết để bù đắp cho RRTD và phù hợp với mục tiêu vốn đã xác định.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM có tính tất yếu khách quan, không thể tránh khỏi. Vì thế, các NH chỉ có thể kiểm soát, giảm thiểu và hạn chế RRTD ở mức thấp nhất mà có thể chấp nhận được. Cơ sở lý thuyết trong chương 1 đã cho thấy cái nhìn tổng quan nhất về RRTD, cũng như đề cập đến các mô hình và các vấn đề cơ bản nhất trong Hiệp ước Basel II. Các vấn đề lý luận được trình bày ở chương này là cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng quản trị RRTD theo Basel II ở Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam. Nội dung này sẽ được trình bày ở chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO TIÊU CHUẨN BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT

NAM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Một phần của tài liệu Áp dụng basel II trong quản trị rủi ro tín dụng của NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 011 (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w