2. Tổng quan nghiên cứu:
2.5. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc áp dụng Basel
Basel II
2.5.1. Những hạn chế trong việc áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng.
Mặc dù công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Techcombank đã có những dấu hiệu tích cực, và luôn được đánh giá cao tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần được cải thiện.
Thứ nhất, đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu một phần.
Yêu cầu có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó. Tuy nhiên, cũng như các NHTM khác, Techcombank mới chỉ đo lường rủi ro tín dụng trong phép tính CAR mà chưa lượng hóa những rủi ro quan trọng khác như rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường,. Do đó, về thực chất, hệ số CAR chưa được tính toán chính xác.
Thêm vào đó, Techcombank còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng các mô hình thống kê, tính toán về các trọng số rủi ro phức tạp và chi phí cao cho trong từng loại tài sản, đặc biệt là các rủi ro liên quan đến tác nghiệp hàng ngày của ngân hàng và sự biến động khó lường của giá cả hàng hóa trên thị trường. Một yếu tố ảnh
hưởng không nhỏ đến việc thực hiện theo chuẩn Basel II là tỷ lệ an toàn vốn của Techcombank dù đã đạt mức > 8%, nhưng các tỷ lệ này được tính toán trên cở sở các chuẩn mực kế toán Việt Nam. Nếu tính toán dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế, tỷ lệ này sẽ bị thiếu hụt.
Thứ hai, hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng chưa đáp ứng được tiêu chuẩn Basel II.
Hiện tại Techcombank tiến hàng xếp hạng tín dụng nội bộ theo phương pháp chuyên gia. Phương pháp này có nhược điểm là từ việc lụa chọn, quyết định các yếu tố cơ bản để đưa dữ liệu vào xếp hàng như các chỉ tiêu rồi trọng số của từng chỉ tiêu, toàn bộ phụ thuộc hoàn toàn vào ý kiến, quan điểm chủ quan của các chuyên gia thay vì xem xét dựa trên các dữ liệu thống kê như lịch sử tín dụng hay phân tích các mô hình kinh tế. Chính vì vậy kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ cũng mang tính chủ quan, chưa có căn cứ cụ thể để xây dựng nên các thước đo mức độ rủi ro, chưa để trở thành công cụ để hỗ trợ đưa ra cho ngân hàng những kết quả tính toán chính xác mức tổn thất dự tính và đưa ra lượng vốn dự phòng để bù đắp khi có rủi ro. Điều này dẫn đến hạn chế trong định giá, đánh giá quản lý rủi ro danh mục, xác định khẩu vị rủi ro và chiến lược kinh doanh phù hợp của ngân hàng.
Thứ ba, sự khác biệt phương pháp xác định rủi ro tín dụng của Techcombank.
Theo như mục đo lường rủi ro tín dụng theo Basel II đã được đưa ra tại chương I, có thể thấy xác định rủi ro tín dụng được tiến hành dựa trên hệ thống đánh giá và phân loại nợ nội bộ (IRB) với các chỉ tiêu khá phức tạp nhằm đưa ra các đánh giá tổn thất, xác xuất vợ nợ và khả năng thu hồi nợ. Trong khi đó, tại Techcombank thì phương thức xác định rủi ro tín dụng thể hiện sự khác biệt khá xa so với Basel II, hiện tại ngân hàng vẫn đang tiến hành đánh giá phân loại nợ dựa trên các thông số có tính bề mặt như chủ yếu dựa vào số ngày gia hạn hay số ngày chuyển đổi khoản nợ, nhảy nợ mà thiếu đi các yếu tố định tính khác thể hiện và phản ánh khả năng thu nợ như tình hình tài chính, rủi ro hay các yếu tố phi tài chính tác động.
Thứ tư, năng lực trình độ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu công nghệ hiện đại.
Bản chất của nội dung Basel II được đánh giá là rất phức tạp, quy mô hơn rất nhien so với Basel I, để có thể thiết lập được hệ thống quản trị đủ để vận hành và hoạt động theo chuẩn mực Basel II đặt ra, yêu cầu về nguồn nhân lực là phải chuyên nghiệp, chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản trị rủi ro ngân hàng, đòi hỏi nguồn nhân lực này phải là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực quản trị, có tầm hiểu biết nhất định, giỏi ngoại ngữ lẫn kiến thức toán học, kiến thức quản trị, thêm vào đó là kỹ năng phân tích, kỹ năng dự báo phải am hiểu và thành thạo. Đây là những yêu cầu rất cao đối với nguồn nhân lực hiện có của Techcombank tại thời điểm này, vì đòi hỏi phải có thời gian đào tạo khối kiến thức nghiệp vụ chuyên biệt này.
Thứ năm, cơ sở dữ liệu chưa đủ đáp ứng tiêu chuẩn Hiệp ước Basel II.
Một trong những yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi triển khai Basel II là các ngân hàng cần có một cơ sở dữ liệu tốt, chính xác, có tính lịch sử tối thiểu từ 5 - 7 năm và được cập nhật thường xuyên, cũng như một hệ thống quản lý thông tin bài bản, chuyên nghiệp. Tuy nhiên, thách thức từ cơ sở dữ liệu của Techcombank là hệ thống ngân hàng lõi T24 của Temenos,... Mặc dù đã đầu tư kinh phí rất lớn để nâng cấp hệ thống nhằm tối ưu hóa các tính năng sử dụng của công nghệ, Techcombank đã mua bản quyền các phần mềm, nâng cấp, bảo trì toàn bộ hệ thống corebanking, đồng thời ký hợp đồng với nhà cung cấp để bảo dưỡng, tuy nhiên lỗi sai sót về công nghệ cũng là điều khó tránh, ngoài ra còn có những kho dữ liệu khác ngoài core như excel, file hồ sơ nên có thể dẫn đến các báo cáo chiết suất rời rạc gây nên tính không nhất quán từ các thông tin được đưa ra trong các báo cáo thống kê, phân tích, làm giảm tính chính xác của các dữ liệu thống kê.