Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ

Một phần của tài liệu Áp dụng basel II trong quản trị rủi ro tín dụng của NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 011 (Trang 46 - 52)

2. Tổng quan nghiên cứu:

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ

Thương Việt Nam

Bảng 2.1 Các chỉ tiêu tài chính ngân hàng Techcombank 2014-2018 Đơn vị: Tỷ VNĐ

Lợi nhuận trước

thuế 1.417 2.037 3.997 8.036 10.661 43,75% 96% 101% 32,66%

Lợi nhuận sau thuế 1.081 1.529 3.148 6.446 8.474 41,4

% 105,8% 104,7% 31,5% Vốn điều lệ 8.878 8.878 8.878 11.65 5 34.965 0 0 31,2% 200% Vốn chủ sở hữu 14.98 6 16.457 19.586 26.931 51.783 9,8% 18,88% 37,5% 92% ROA 0,63% 0,86% 1,5% 2,09% 2,87% 0,36 % 0,74% 0,39% 0,37% ROE 7,4% 9,73% 17,5% 23,84 % 21,53% 0,31% 0,79% 0,36% -0,97%

Tổng tài sản đều tăng trưởng qua các năm, với mức tăng trưởng cao nhất đạt 22,5% năm 2016 so với năm 2015. Tổng tài sản tính đến 31/12/2018 đạt mốc 320.989 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 19% so với năm 2017, vượt mức kế hoạch đặt ra năm 2018. Với vốn điều lệ của Techcombank có thể nhận thấy từ năm 2014-2016 là không có sự tăng trưởng, tuy nhiên, lại tăng trưởng chóng mặt vào năm 2017, 2018. Năm 2018 vốn điều lệ của ngân hàng được nâng lên thành 34.965 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2017 với giá trị là 11.655 tỷ đồng. Vốn điều lệ tăng là nhờ vào việc phát hành thành công hơn 2,3 tỷ cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ hưởng quyền là 1:2. Với vốn điều lệ đạt 34.965 tỷ đồng năm 2018, Techcombank đã vượt qua BIDV, nâng vị trí lên top 3 vốn điều lệ trong các ngân hàng cổ phần chỉ sau VietinBank và Vietcombank.

Nguồn vốn huy động của TCB theo chiều hướng tăng dần qua các năm và đạt mức tăng trưởng cao nhất 85% năm 2016 so với năm 2015. Tuy nhiên, năm 2017 nguồn vốn huy động không tăng trưởng nhiều, chỉ tăng 1,09% so với năm 2016 nhưng tỷ trọng cơ cấu giữa tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn được điều chỉnh theo hướng tích cực. Thể hiện, số dư tiền gửi có kỳ hạn được giữ nguyên, tăng tiền gửi không kỳ hạn và giảm tiền ký quỹ, việc tăng tiền gửi không kỳ hạn giúp ngân hàng giảm sức ép về chi phí huy động, điều này góp phần duy trì biên thu nhập lãi thuần của ngân hàng cao hơn.

Kết thúc năm 2018, số dư tín dụng của Techcombank đạt 217.138 tỷ đồng, tương đương với mức tăng trưởng tín dụng 20% - tỷ lệ đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép nới rộng dựa trên mức vốn chủ sở hữu cao hơn sau khi Ngân hàng hoàn tất thủ tục tăng vốn vào tháng 8/2018, đồng thời tỷ lệ nợ xấu vẫn được duy trì ở mức thấp.

Bên cạnh đó, dư nợ tín dụng cũng đã đạt mức tăng trưởng cao nhất là năm 2015 tương ứng với mức tăng trưởng là 29,46 % so với năm 2014. Kết thúc năm 2018, Techcombank đạt 217.138 tỷ đồng số dư tín dụng, ứng với mức tăng trưởng tín dụng 20% - tỷ lệ đã được NHNN cho phép mở rộng dựa trên mức tăng vốn chủ sở hữu. Để có những con số ấn tượng này là do ngân hàng đã liên tục đưa ra những chính sách thu

hút khách hàng như chương trình “Hoàn tiền 1% không giới hạn” cho thẻ ghi nợ, hay các chương trình “zero fee -Miễn phí dịch vụ cho doanh nghiệp”.

về các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh lợi nhuận trước và sau thuế của Techcombank năm 2016, 2017 có sự tăng trưởng mạnh mẽ so với các năm trước. Bên cạnh đó, Techcombank cũng ghi nhận lợi nhuận cao nhất trong lịch sử ngành Ngân hàng vào năm 2018, với mức lợi nhuận trước thuế đạt 10.661 tỷ đồng.

Tuy hầu hết các chỉ tiêu của Techcombank trong giai đoạn 2015-2018 đều khá tốt, tuy nhiên chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản (ROA) và hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu (ROE) đều không có sự tăng trưởng chú ý hơn là giảm so với năm trước đó, điều này chứng tỏ tăng lợi nhuận chậm hơn so với tốc độ tăng của tổng tài sản hay vốn chủ sở hữu ngân hàng.

Biểu đồ 2.1: Diễn biến tỷ lệ ROA-ROE các năm 2014-2018

30

(Nguồn:Tự tổng hợp Báo cáo thường niên của Techcombank 2014 - 2018) về cơ cấu thu nhập:

Tổng thu nhập hoạt động của Techcombank năm 2018 đạt mức 18.350 tỷ đồng, tăng 11,5% so với năm 2017, năm 2017 đạt mức 16.458 tỷ đồng, nhờ sự tăng trưởng đồng đều ở cả thu nhập từ lãi (24,6%) và thu nhập ngoài lãi (18,8%). Bên cạnh đó, cấu phần doanh thu từ hoạt động dịch vụ trong năm 2018 đã tăng với tốc độ nhanh hơn

nhiều so với mức bình quân 4 năm qua và tiếp tục chiếm tỷ trọng tăng dần trong cơ cấu doanh thu hoạt động của Ngân hàng. Kết quả này có được nhờ vào thiết kế chiến lược của Ngân hàng để tiếp tục tập trung vào việc tăng đóng góp thu nhập dựa trên phí để đa dạng hóa và cung cấp cơ sở doanh thu bền vững - điều đặc biệt quan trọng trong điều kiện thị trường luôn có biến động.

Trong những năm gần đây, cơ cấu thu nhập của Ngân hàng Techcombank tăng trưởng khá ổn định. Trong tổng thu nhập, thu nhập từ lãi luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Cụ thể, từ báo cáo tài chính của ngân hàng từ năm 2015 tới năm 2018 cho thấy thu nhập từ lãi trong tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng chiếm lần lượt là: năm 2015 là 77%, năm 2016 giảm còn 68%, năm 2017 là 54% và tới năm 2018 tăng lên 60 %. Bên cạnh đó, thu nhập từ dịch vụ trong tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng cũng có những sự biến động nhất định, cụ thể: thu nhập từ hoạt động dịch vụ năm 2015 chiếm 14% tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng, tới năm 2016 tăng lên 16% và tăng cao nhất vào năm 2017 là 23% sau đó lại giảm còn 19% vào năm 2018. Qua các phân tích trên ta thấy rằng, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm chủ yếu tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng, do đó việc công tác quản trị rủi ro tín dụng cần được tập trung thực hiện một cách nghiêm túc, chuyên nghiệp và thường xuyên hơn.

Biểu đồ 2.2 Biểu đồ cơ cấu thu nhập Techcombank 2015-2018

■ Thu nhập lãi thuần BThu nhập HĐ dịch vụ BThu nhập ngoài lãi khác

44239 54539 6278 2 35996 42896 3677 4 62492 45690 35884 63421 6038 1 30492

Một phần của tài liệu Áp dụng basel II trong quản trị rủi ro tín dụng của NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 011 (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w