Những thành tựu đạt được khi triển khai Basel II trong quản trị rủi ro tạ

Một phần của tài liệu Áp dụng basel II trong quản trị rủi ro tín dụng của NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 011 (Trang 71 - 75)

2. Tổng quan nghiên cứu:

2.4. Những thành tựu đạt được khi triển khai Basel II trong quản trị rủi ro tạ

tại Techcombank.

Tỷ lệ an toàn vốn( CAR)

Trong các năm qua, tỷ lệ an toàn vốn CAR của Techcombank luôn trên mức 12%, luôn cao hơn mức quy định của ngân hàng nhà nước ở mức 9% theo thông tư 36/2014-TT. Đây là kết quả của ban quản trị rủi ro , với một tỷ lệ an toàn vốn cao thể hiện năng lực tài chính Techcombank ổn định, đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu để đảm bảo duy trì mức rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

Thứ hai, đảm bảo chỉ tiêu đo lường khả năng thanh khoản.

Thể hiện qua phân tích thực trạng chất lượng tín dụng trên bảng 2.3, và bảng 2.4 có thể thấy Techcombank đã luôn kiểm soát và duy trì tỷ lệ như nợ quá hạn, nợ xấu ở mức độ cho phép và thậm chí là vượt kế hoạch dự định mà ngân hàng đã đặt ra trong những năm qua. Ngân hàng đã thể hiện điểm mạnh trong công tác phát triển tín dụng cũng như song hành với nó là năng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, thể hiện tỷ lệ nợ xấu của Techcombank so với các ngân hàng thương mại khác, tuy không thuộc top cao nhất, nhưng ngân hàng vẫn đang duy trì và quản lý nợ xấu vượt mức kế hoạch đã đặt ra. Qua đánh giá và phân tích, có thể nhận thấy Techcombank đã hoàn thành tốt trong việc đã kiểm soát tốt các chính sách quản trị rủi ro tín dụng và đảm bảo các chỉ tiêu tài chính, hoạt động và chỉ tiêu thanh khoản đều ở mức độ giới hạn thậm chí còn thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch mà ngân hàng đã đặt ra.

Thứ ba, cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tín dụng được hình thành.

Hướng tới đảm bảo hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, Techcombank đã có những bước thay đổi đáng kể trong mô hình cấp tín dụng. Ngân hàng đã chuyên môn

hóa cơ cấu tổ chức bộ máy tín dụng trên khắp các chi nhánh trong toàn hệ thống với các chức năng chuyên môn và độc lập, vừa giúp ngân hàng tăng tính chuyên nghiệp cũng như tăng cường khả năng giám sát và thực hiện các chức năng. Thể hiện là sự tách biệt chức năng các phòng ban, tách biệt chức năng nghiên cứu chính sách phát triển tín dụng với chức năng quản lý khách hàng như thẩm định và đưa ra các đề xuất tín dụng thuộc phòng khách hàng; hay thẩm định rủi ro và quản lý danh mục tín dụng thuộc phòng quản lý rủi ro; phòng quản lý nợ có vấn đề chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý các khoản nợ có vấn đề hoặc có dấu hiệu giảm hoặc mất khả năng thanh toán; Ban kiểm soát nội bộ thực hiện kiểm tra và giám sát tín dụng. Nhờ sự chuyên môn hóa chức năng giữa các phòng ban, tạo điều kiện cho tất cả các phòng ban hoạt động hiệu quả nhất và cũng đã mang lại những kết quả khả quan về hoạt động tín dụng cũng như chất lượng tín dụng đã được đề cập.

Thứ tư, hoạt động thanh tra giám sát được đảm bảo và nâng cao chất lượng.

Theo trụ cột 2 của Basel II có nêu vai trò quan trọng của việc thanh tra giám sát, và Techcombank cũng vậy cũng đã có chú trọng hơn trong tổ chức, quản lý hoạt động thanh tra, giám sát. Ngân hàng tuyên truyền giúp các bộ phận, các phòng ban thay đổi nhận thức, nếu như trước đây, có một bộ phận không nhỏ CBNV nghĩ rằng Phòng thanh tra giám sát là phòng chuyên đào sâu, tìm kiếm tất cả những thiếu sót của họ để bắt lỗi gây cản trở hoạt động ngân hàng thì ngày nay, quan niệm của CBNV đã thay đổi, họ hiểu vai trò và nhiệm vụ quan trọng của phòng thanh tra giám sát không chỉ là đưa ra các ngăn chặn kịp thời, giảm thiểu những rủi ro, tổn thất mà ngân hàng có thể gặp phải, đảm bảo doanh lợi kinh doanh của ngân hàng và quan trọng hơn nữa là đảm bảo bản thân CBNV, giúp họ luôn biết mình có sai sót gì hay không để tránh các rủi ro trước pháp luật. Chính vì đã nhận thức được ý nghĩa quan trọng nên cũng tạo nên sự hòa hợp, hợp tác phối hợp giữa bộ phận thanh tra và kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi góp phần bộ phận thanh tra hoạt động hiệu quả và nâng cao chất lượng thanh tra. Thêm vào đó, ngân hàng cũng không chỉ dừng lại ở thanh tra tín dụng mà còn thanh tra các rủi ro hoạt động, ngân quỹ, công nghệ thông tin,....và các hoạt động thanh tra cũng được diễn ra thường xuyên, xuyên suốt quá trình cung ứng sản phẩm

cho khách hàng. Mặt khác, năng lực và trình độ của cán bộ kiểm toán nội bộ cũng được nâng cao, hoàn thiện hơn thông qua các chương trình đào tạo hay việc ngân hàng đã chú trọng tuyển chọn đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm và năng lực từ các bộ phận về làm công tác thanh tra.

Thứ năm, đưa ra các chính sách tín dụng và QTRRTD hiệu quả.

Techcombank luôn được đánh giá là ngân hàng có chính sách tín dụng phù hợp trên cơ sở quy định của pháp luật, bên cạnh đó không tập trung cấp tín dụng quá cao cho khách, nhóm khách hàng, các ngành nghề lĩnh vực có liên quan đến nhau, một địa bàn,... và quyết định cấp tín dụng được thực hiện tập trung tại hội sở chính theo cơ chế hội đồng, mang tính chất khách quan loại trừ suy nghĩ cá nhân. Bên cạnh đó, Techcombank cũng rất chú trọng công tác quản lý rủi ro ngay từ bước thẩm định, giải ngân, đồng thời tăng cường thực hiện công tác triển khai trước và sau khi cho vay thường xuyên, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Áp dụng basel II trong quản trị rủi ro tín dụng của NHTMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 011 (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w